Hà Nội trả thêm gần 600 tỉ thu gom rác ngoài hợp đồng

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết khi thực hiện các gói thầu duy trì vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải, các quận huyện ở Hà Nội phải trả thêm gần 600 tỉ đồng ngoài hợp đồng đã ký với các đơn vị trúng thầu từ năm 2017 - 2020.

Hà Nội trả thêm gần 600 tỉ thu gom rác ngoài hợp đồng - Ảnh 1.

Đầu tháng 12-2020, “núi” rác tự phát nằm ngổn ngang trên vỉa hè đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Ảnh: Q.THẾ

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, năm 2016 UBND thành phố Hà Nội thực hiện chủ trương đấu thầu việc duy trì vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu tăng tính chuyên nghiệp, hiện đại hóa các khâu công đoạn duy trì vệ sinh môi trường, cắt giảm các khâu trung gian, giảm chi ngân sách.

Không thực hiện đủ vẫn thanh toán đủ

Theo đó, Trung tâm mua sắm tài sản công và thông tin tư vấn tài chính thuộc Sở Tài chính được UBND thành phố giao tổ chức đấu thầu tập trung các gói thầu dịch vụ công ích vệ sinh môi trường với 26 gói thầu. 

Cụ thể, 24 gói thầu có thời gian 3 năm 10 tháng, gói thầu trên địa bàn quận Tây Hồ có thời gian 3 năm 9 tháng, gói thầu ở quận Hà Đông có thời gian 3 năm 6 tháng. Riêng 6 gói thầu đã đấu thầu thực hiện trước đó được phép tiếp tục hợp đồng đã ký.

Một nguồn tin cho hay qua kiểm tra, thanh tra tại 12 đơn vị và qua rà soát từ các quận, huyện, thị xã báo cáo, đã xác định được nhiều tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện các gói thầu 3 năm qua.

Trong đó, công tác nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu thanh toán có nhiều vấn đề. 

Chẳng hạn vào tháng 7-2018, khoảng 10 ngày có lượng mưa lớn ở Hà Nội, đường phố ngập lụt, không thực hiện được quét hút, các nhà thầu chỉ duy trì vệ sinh môi trường bằng thủ công, nhưng một số quận như Ba Đình, Nam Từ Liêm vẫn lập biên bản nghiệm thu bằng khối lượng quét hút theo hợp đồng. 

ồ sơ nghiệm thu chưa thể hiện nội dung về thời tiết, khối lượng, biện pháp thực hiện và nội dung nghiệm thu những ngày mưa giống như ngày không mưa.

Cũng qua thanh tra, có nơi như huyện Đông Anh việc duy trì vệ sinh ngõ xóm không thực hiện đủ tần suất 7/7 ngày nhưng chủ đầu tư vẫn ký biên bản nghiệm thu thanh toán đủ khối lượng theo hợp đồng. 

Thậm chí việc theo dõi, kiểm tra giám sát nghiệm thu khối lượng tại một số đơn vị chủ đầu tư chưa được chặt chẽ. Tại quận Nam Từ Liêm, xe hút bụi và xe thu gom rác của nhà thầu dù được gắn thiết bị GPS để phục vụ công tác nghiệm thu, nhưng quận không theo dõi, trích xuất được dữ liệu từ xe quét hút để kiểm tra, giám sát.

Phải ký hợp đồng bổ sung

Trao đổi với Tuổi Trẻ về số tiền gần 600 tỉ đồng các quận, huyện phải trả thêm ngoài hợp đồng vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải đã ký, ông Nguyễn Việt Hà - giám đốc Sở Tài chính Hà Nội - cho biết nội dung trên đã được liên ngành tài chính - xây dựng báo cáo rất chi tiết với UBND thành phố.

Tìm hiểu của Tuổi Trẻ, từ năm 2016, hợp đồng 26 gói thầu đã được ký với tổng kinh phí lên tới 4.370 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó liên ngành tài chính - xây dựng và Thanh tra thành phố Hà Nội xác định số tiền phải thanh toán lên tới 4.961 tỉ đồng, tức số tiền phát sinh tăng thêm ngoài hợp đồng đã ký lên tới hơn 591 tỉ đồng, trong đó chỉ có thị xã Sơn Tây và Q.Cầu Giấy không phát sinh tăng thêm.

Theo Thanh tra thành phố Hà Nội, trách nhiệm của các quận, huyện, thị xã trong thực hiện vai trò chủ đầu tư khi thực hiện phương thức mới là đấu thầu dịch vụ vệ sinh môi trường từ năm 2017, đã không đăng ký nhu cầu sát với thực tế, dẫn tới tăng khối lượng. 

Cụ thể, các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng đều có tình trạng đăng ký thiếu khối lượng vận chuyển rác. Quận Nam Từ Liêm, huyện Chương Mỹ... cũng không căn cứ vào số lượng dân cư thực tế, số lượng các đơn vị, tổ chức trên địa bàn để lập khối lượng đấu thầu, dẫn tới thống kê dịch vụ không đúng thực tế.

Còn tại huyện Đông Anh, Mê Linh, Mỹ Đức, Thường Tín, Hoài Đức, Phú Xuyên..., quá trình thanh tra đều xác định có tình trạng phát sinh khối lượng, tần suất vệ sinh môi trường ngõ xóm. 

Cụ thể tại huyện Đông Anh, thời điểm xây dựng khối lượng duy trì ngõ xóm để đấu thầu tập trung, dù địa bàn có hơn 811km ngõ xóm nhưng chỉ căn cứ theo khả năng thu phí vệ sinh môi trường nên thống kê đăng ký khối lượng đấu thầu chỉ hơn 97km, thiếu gần 604km ngõ xóm chưa đưa vào khối lượng đấu thầu. 

Thực tế phải duy trì cả 811km dẫn tới phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng tới gần 604km.

Vậy số tiền phải bù ngoài hợp đồng đã ký hơn 591 tỉ đồng sẽ được giải quyết ra sao? Ông Nguyễn Việt Hà cho biết sau báo cáo của liên ngành tài chính - xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận phương án cho các quận, huyện ký hợp đồng bổ sung với các nhà thầu duy trì vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải, để các quận, huyện có cơ sở chi trả số tiền trên cho đơn vị trúng thầu.

Yêu cầu điều tra có đổ nước vào rác để tăng khối lượng

Chiều 3-12, kiểm tra tại khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã giao Công an Hà Nội lập chuyên án xem có tiêu cực, sai phạm trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hay không.

Ông Huệ cũng yêu cầu điều tra xem có việc đổ nước vào rác để tăng khối lượng rác thải, nước rỉ rác không... Nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

6 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước