Hà Nội: Xây dựng con đường di sản hai bên sông Hồng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước

8 tháng trước Nguồn: Báo Xây Dựng

(Xây dựng) - Theo Đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt ra sông Hồng. Hai bên sông sẽ xây dựng con đường di sản văn hóa, tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, giới thiệu cảnh quan đất nước…

Hà Nội: Xây dựng con đường di sản hai bên sông Hồng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước
Sông Hồng sẽ là trục không gian chủ đạo của đô thị trung tâm Thủ đô.

Đô thị của Thủ đô sẽ quay mặt ra sông.

Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát trong Đồ án Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, Hà Nội là thành phố “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu đối với nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế...

Đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa; có trình độ phát triển ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; là thành phố kết nối toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng; là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến.

Về nội dung cụ thể, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị. Trong đó, 5 không gian phát triển gồm: không gian trên cao, không gian công cộng, Không gian văn hóa - sáng tạo, không gian số, không gian ngầm.

Về mặt hình thái, đô thị của Thủ đô Hà Nội sẽ quay mặt ra sông. Hai bên sông sẽ xây dựng con đường di sản văn hóa tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc và con đường giới thiệu cảnh quan, đất nước con người, hình ảnh đặc trưng của các vùng miền để phát triển các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Đây cũng là không gian tái hiện các lễ hội văn hóa truyền thống từ mọi miền Tổ quốc, kết nối với khu vực Hồ Tây, khu vực cầu Long Biên và phố cổ hình thành không gian phát triển các hoạt động du lịch, giải trí và kinh tế ban đêm.

Sông Hồng là trục không gian chủ đạo của đô thị

Đồ án cũng xác định Thủ đô phát triển theo 5 trục động lực. Theo đó, trục sông Hồng là trục không gian chủ đạo của đô thị trung tâm với đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử. Sông Hồng trở thành dòng sông nằm giữa khu vực đô thị phía Bắc - Nam Thủ đô, chảy qua trung tâm thành phố.

Trục Hồ Tây - Cổ Loa: Là trục kết nối di sản đô thị lịch sử, với cảnh quan, danh thắng, không gian văn hoá khu vực Hồ Tây và không gian văn hóa Cổ Loa. Hình thành đại lộ với cầu Tứ Liên cùng với các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô tạo điểm nhấn thu hút du khách thăm quan, ngắm cảnh hai bên sông Hồng.

Trục Nhật Tân - Nội Bài: Là trục động lực kinh tế phía Bắc sông Hồng, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình ảnh của Thủ đô và Việt Nam ra thế giới. Đây cũng là nơi thu hút các tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn nước ngoài đặt trụ sở và là trung tâm tài chính phía Bắc Thủ đô. Hình thành các trung tâm phát triển mới như: Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, Trung tâm công cộng, thương mại tài chính, đô thị thông minh, dịch vụ logistics, vui chơi giải trí, nơi tổ chức các sự kiện của khu vực và quốc tế.

Trục Hồ Tây - Ba Vì: Là trục di sản văn hóa, kết nối khu vực trung tâm nội đô với các làng cổ, các di tích, danh thắng xung quanh Hồ Tây với vùng văn hóa xứ Đoài... Từ đó, tạo nên trục di sản thu hút phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và nghỉ dưỡng.

Trục liên kết phía Nam: Là trục đóng vai trò kết nối giữa đô thị trung tâm với khu vực phía Nam để thúc đẩy sự phát triển vùng huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Khi sân bay thứ 2 vùng Thủ đô được đầu tư phát triển, đây sẽ là trục kết nối đô thị trung tâm với sân bay quốc tế thứ hai và đô thị Phú Xuyên, Ứng Hòa; là trục kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc.

Đồ án cũng xác định 5 vùng đô thị gồm: đô thị Trung tâm, thành phố phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì, thành phố phía Bắc, đô thị phía Nam.

Trong đó, vùng đô thị Trung tâm gồm hai tiểu vùng phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng gồm các quận hiện có và các quận sẽ hình thành quận trong tương lai. Thành phố phía Tây (vùng Hoà Lạc - Xuân Mai) sẽ định hướng phát triển thành phố khoa học và đào tạo. Thành phố phía Bắc gồm Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh được định hướng trở thành thành phố với chức năng công nghiệp công nghệ cao và trung tâm logistic.

Vùng đô thị phía Nam (Phú Xuyên - Ứng Hòa) định hướng phát triển thành thành phố phía Nam khi sân bay thứ 2 vùng Thủ đô hình thành. Vùng đô thị Sơn Tây- Ba Vì gồm thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì được định hướng trở thành thành phố văn hóa - du lịch.

Quảng Trị: Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng - Những dấu ấn khó phai

(Xây dựng) - Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) không khỏi phấn khởi và tự hào, bởi nơi này đã để lại trong tâm khảm của đối tác, cộng sự và người lao động nhiều dấu ấn khó phai.

17 ngày trước

Quảng Ngãi: Rà soát vướng mắc phát sinh liên quan đến Quy hoạch phân khu xây dựng Dung Quất

(Xây dựng) – Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (Ban Quản lý) phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn rà soát, báo cáo những phát sinh liên quan đến các Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất.

17 ngày trước

Thanh Hóa: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân đến năm 2030

(Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4716/QĐ-UBND về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân đến năm 2030.

17 ngày trước

Vĩnh Linh sẽ là trung tâm kinh tế khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị

(Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Linh đến năm 2040, định hướng đến năm 2050, phấn đấu đên năm 2030 xây dựng Vinh Linh trở thành trung tâm kinh tế khu vực phía Bắc tỉnh.

17 ngày trước

Thanh Hóa: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thị trấn Yên Cát

(Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4716/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân đến năm 2030.

18 ngày trước

Quảng Trị: Triển khai điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam

(Xây dựng) - Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã có văn bản trình UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí khảo sát, lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam.

19 ngày trước

Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nghĩa Hưng – Ý Yên đến năm 2040

(Xây dựng) - Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 505km2, gồm toàn bộ ranh giới hành chính của 2 huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, vùng liên huyện Nghĩa Hưng - Ý Yên có định hướng phát triển không gian thành 3 khu vực gồm: Khu vực phát triển đô thị; khu dân cư nông thôn và khu chức năng.

2 tháng trước

Bình Phước: Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch để thu hút đầu tư

(Xây dựng) - Nhằm hiện thực hóa hiệu quả các mục tiêu đề ra trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các Sở, ngành tham mưu cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư cho địa phương.

2 tháng trước