Góp phần xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại

2 năm trước Nguồn: Báo Xây Dựng

(Xây dựng) - Những năm qua, công tác quy hoạch xây dựng luôn được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng, tăng cường, góp phần quan trọng xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô vào năm 2030, đưa mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX thành hiện thực.

gop phan xay dung thai nguyen tro thanh trung tam kinh te cong nghiep hien dai
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra thực hiện dự án khu đô thị tại thị xã Phổ Yên.

Ông Hoàng Đức Khánh - Giám đốc Sở Xây dựng Thái Nguyên cho biết: Trong những năm qua, Thái Nguyên đã có sự đột phá trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Từ đó từng bước hiện đại hóa đô thị để nâng cao chất lượng sống của người dân trên địa bàn, giải quyết những vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra.

Sự xuất hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án lớn, công trình trọng điểm, dự án nâng cấp đô thị, hệ thống giao thông, chương trình Nông thôn mới… đã tạo diện mạo mới cho Thái Nguyên, không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn để xứng tầm là trung tâm văn hóa - kinh tế của vùng Việt Bắc, thu hút các nhà đầu tư và du khách.

Giai đoạn 2015 - 2020, Thái Nguyên đã bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực trong công tác lập, triển khai 100 đồ án quy hoạch đô thị. Nhờ vậy, đến hết năm 2020, gần 50% diện tích đất nội thị đã được quy hoạch chi tiết. Công tác quản lý, công bố công khai, cắm mốc giới quy hoạch được triển khai kịp thời, đúng quy định. Chất lượng các đồ án quy hoạch được nâng lên; phần lớn quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đều được triển khai cụ thể bằng các dự án phát triển đô thị. Hệ thống hạ tầng khung của các đô thị Thái Nguyên cùng nhiều khu đô thị, khu dân cư được đầu tư đồng bộ, hiện đại đang dần được hình thành; diện mạo đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp ngày càng hiện rõ.

Việc thu hút đầu tư vào Thái Nguyên ngày càng có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn khi nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp có năng lực về tài chính, uy tín trong và ngoài nước đang tích cực xúc tiến đầu tư vào tỉnh như: Dự án Apec Mandala Wyndham Thái Nguyên; Dự án TNG Village; Dự án Khu đô thị TMS Bắc Sơn và Dự án Khu đô thị TMS Thịnh Đán; Dự án Khu Văn hóa thể thao vui chơi giải trí Linh Sơn Hills; Khu đô thị Danko City; Dự án Trung tâm thương mại Go! BigC Thái Nguyên… và rất nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tìm đến như FLC, T&T, Công ty AT&S (Áo), Samsung...

Có được kết quả ấy, một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác quy hoạch đô thị luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực kịp thời. Mới đây nhất, ngày 16/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng tiếp tục có văn bản chỉ đạo quyết liệt nhằm cải thiện tình trạng công trình trái phép, lấn chiếm, sai quy hoạch dẫn đến có dự án bị chậm trễ, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Nhờ có sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo, một trong những kết quả nổi bật nhất của Thái Nguyên thời gian qua là thu hút trên 100 nghìn tỷ đồng của các nhà đầu tư trong, ngoài nước vào nhiều lĩnh vực, như: Hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, thương mại, dịch vụ… Từ nguồn lực tài chính này, thành phố đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị, như: đường Bắc Sơn kéo dài, đường Việt Bắc, cầu Bến Tượng, cầu Tân Long, cải tạo hồ Xương Rồng 2, các công trình về giáo dục, y tế, văn hóa.

Trên cơ sở điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo hoàn thành điều chỉnh địa giới hành chính, rà soát lập mới, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để có cơ sở quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, làm căn cứ để thu hút đầu tư.

Tỉnh đã đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực cho đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 đạt 238 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với giai đoạn 2011 - 2015 và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước 26,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,2%); khu vực ngoài nhà nước 95,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 40,1%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 115,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 48,7%).

gop phan xay dung thai nguyen tro thanh trung tam kinh te cong nghiep hien dai
Hạ tầng đô thị Thái Nguyên ngày càng được cải thiện.

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thái Nguyên tiếp tục xác định công tác quy hoạch, phát triển đô thị là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, sẽ ưu tiên bố trí ngân sách và huy động có hiệu quả các nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh. Trong đó, tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống giao thông - vận tải, hệ thống thoát nước, các công trình văn hóa thể thao để khẳng định rõ vai trò đô thị trung tâm của tỉnh và của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018- 2020, định hướng đến năm 2035, 6 đô thị sẽ được xúc tiến thành lập gồm: Đô thị Hóa Thượng (huyện Đồng Hỷ); đô thị Yên Lãng, đô thị Cù Vân (huyện Đại Từ); đô thị Trung Hội (huyện Định Hóa); đô thị La Hiên (huyện Đồng Hỷ); đô thị Quang Sơn (huyện Võ Nhai) và đô thị Điềm Thụy (huyện Phú Bình).

Thái Nguyên coi trọng phân vùng quy hoạch, đặc biệt là việc phát triển đô thị hướng tới tiêu chí xanh, thông minh và bền vững. Theo đó, hiện tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 36%. Cùng với quá trình đô thị hóa, các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế của tỉnh đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, các đô thị cấp tỉnh đều được phát triển mở rộng không gian theo hướng đa trung tâm và không gian khu vực nội thị. Việc chuyển đổi về hành chính, dân số và phúc lợi đô thị cũng được quan tâm thực hiện bảo đảm yêu cầu quy định.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên đề ra phương hướng, giải pháp tiếp tục tập trung đầu tư phát triển đô thị có tầm ảnh hưởng lớn đối với vùng, tỉnh với tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%; định hướng giai đoạn 2026 - 2030, Thái Nguyên sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng toàn tỉnh theo hướng quy hoạch gắn với việc mở rộng, nâng cấp, chỉnh trang các đô thị hiện hữu, tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% và đến năm 2035 là 50%...

Để hoàn tất mục tiêu đề ra đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng đã đề ra những giải pháp thiết thực, cụ thể.

Theo đó, đối với lĩnh vực kinh tế: Tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc; quy hoạch hệ thống đô thị Thái Nguyên theo hướng phân bổ hợp lý giữa các vùng, kết nối thuận lợi với hệ thống đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ; kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, thân thiện với môi trường, dẫn dắt đổi mới sáng tạo và là động lực tăng trưởng kinh tế; thành phố Thái Nguyên trở thành đô thị thông minh; xác định quy hoạch phải đi trước một bước và bảo đảm chất lượng định hướng và không gian phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tăng cường công tác quản lý quy hoạch một cách toàn diện.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư đến với tỉnh, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến khoáng sản, nông, lâm sản gắn với kiểm soát và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, phát triển ngành Xây dựng đủ sức thiết kế, thi công các công trình xây dựng trong các lĩnh vực theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có chính sách thu hút đầu tư hiện đại hóa ngành Xây dựng, sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại.

Lào Cai: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Y Tý

(Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Y Tý (huyện Bát Xát).

14 ngày trước

Quy hoạch thành phố Nha Trang gồm 14 phân khu

(Xây dựng) - Về định hướng phát triển các phân vùng đô thị, thành phố Nha Trang sẽ có 14 phân khu với các định hướng quy hoạch chính về quy mô, diện tích, dân số, tính chất, chức năng.

14 ngày trước

Nghệ An: Công bố Đồ án quy hoạch xây dựng Khu hành chính huyện Con Cuông

(Xây dựng) – UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) vừa tổ chức công bố Đồ án quy hoạch xây dựng Khu hành chính Huyện ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể.

14 ngày trước

Hà Nội: Xây dựng con đường di sản hai bên sông Hồng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước

(Xây dựng) - Theo Đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt ra sông Hồng. Hai bên sông sẽ xây dựng con đường di sản văn hóa, tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, giới thiệu cảnh quan đất nước…

14 ngày trước

Phong Điền (Thừa Thiên – Huế): Quy hoạch phân khu định hướng thành lập phường

(Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) vừa tổ chức công bố Quy hoạch đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực Điền Hải - Phong Hải và khu vực Phong Hòa để định hướng thành lập phường đến năm 2045.

14 ngày trước

Bắc Giang: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Lư

(Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỷ lệ 1/2.000.

1 tháng trước

Hà Tĩnh: Phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách mở rộng

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 578/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân) mở rộng, tỷ lệ 1/2.000

1 tháng trước

Lào Cai: Đẩy mạnh hợp tác với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

(Xây dựng) - Ngày 12/3, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc.

1 tháng trước