Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

2 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Để năng lượng tái tạo (NLTT) thực sự phát triển một cách bền vững, đồng thời tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực điện, theo các chuyên gia, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung nâng cấp hệ thống lưới điện để không bị cắt giảm công suất, đồng thời tăng liên kết vùng mạnh mẽ để xuất khẩu điện khi thừa hàng hóa năng lượng tái tạo trong nước.

Khơi thông cơ chế “hút” nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án điện

Sản lượng đóng góp chỉ đạt khoảng 8%

Tại diễn đàn “Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững NLTT tại Việt Nam” chiều 26/11, ông Nguyễn Ninh Hải, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, trong những năm qua, nhờ các cơ chế khuyến khích của Chính phủ, NLTT tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Tính đến hết năm 2020, điện NLTT chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt. Riêng điện gió đến hết ngày 31/10/2021, đã có hơn 4.000 MW đi vào vận hành.

Kết quả thực tế năm 2019 và 2020, sản lượng điện phát từ nguồn NLTT đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh và 10,994 tỷ kWh đã góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Các nguồn NLTT đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5-6 năm 2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025, giảm phát thải khí nhà kính và các phát thải ô nhiễm khác như SOx, NOx, bụi, nhiệt.

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo
Ông Nguyễn Ninh Hải, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát biểu tại diễn đàn

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ninh Hải cũng đã chỉ rõ những hạn chế hiện nay của nguồn năng lượng này. Cụ thể, tỷ trọng cao của các nguồn điện gió, điện mặt trời đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác vận hành, điều độ kinh tế hệ thống điện, ảnh hưởng đến vận hành các nguồn nhiệt điện than, khí.

Theo nhận định của PGS.TS Phạm Hoàng Lương, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, Đại học Bách khoa Hà Nội, thời gian qua, với những chính sách về hỗ trợ giá các dự án phát triển NLTT của chúng ta rất rõ nét. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là vấn đề kỹ thuật, và làm thế nào để hấp thụ được nguồn điện có được từ các dự án NLTT với hệ thống điện chưa được nâng cấp nhằm đáp ứng tốt hơn các nguồn NLTT là điều cần phải bàn.

Nhận định thêm về vấn đề này, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp đội điện gió Bình Thuận cho biết, Việt Nam tự hào đã trở thành một cường quốc về năng lượng tái tạo trong thời gian rất ngắn. Tỷ trọng công suất lắp đặt đã đạt khoảng 28%, nhưng sản lượng đóng góp chỉ tầm 8% là một con số rất khiêm tốn. Trong khi, lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhất là điện gió về điện mặt trời, tất cả các công nghệ mới nhất của thế giới Việt Nam đều đã sử dụng và tiếp thu.

Ông Thịnh chỉ ra hai điểm khác biệt rất lớn mà Việt Nam vẫn còn tồn tại so với các nước. Một là, lưới truyền tải của Việt Nam vừa trải dài, vừa yếu và chưa có kết nối trong khu vực. Mặc dù chúng ta hiện nay có 110 kV nối với Campuchia, 220 kV với Trung Quốc và 500 kV tới Lào, tuy nhiên, công suất truyền tải thấp là sự khác biệt rất lớn với các nước phát triển nhất như châu Âu và Bắc Âu.

Hai là, giá điện bình quân ở Việt Nam hiện nay, giá bán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 7,5- 7,8 cent so với các nước phát triển thì vô cùng thấp, bằng 1/4 mà hiện nay giá mua NLTT của EVN đã cao hơn rất nhiều so với giá bán, chưa kể khâu truyền tải phân phối.

“Hậu quả của hai khác biệt này là EVN càng mua năng lượng tái tạo thì càng lỗ. Ngoài ra, việc nâng cấp đầu tư đường dây để đáp ứng công suất của năng lượng tái tạo chắc chắn sẽ bị chậm, và thực tế đang bị chậm” – ông Thịnh bày tỏ.

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo
Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp đội điện gió Bình Thuận

Thêm một thực tế nữa cho thấy, thời gian qua, dịch Covid-19 diễn ra khiến việc tiêu thụ điện giảm mạnh. Điển hình là ngày 1/1/2021, công suất tại một thời điểm tối đa tầm 16 GW, trong khi chúng ta đã có 20 GW NLTT và tổng số là 69 GW lắp đặt tổng cộng, cho nên việc cắt giảm thường xuyên là không thể tránh khỏi. Trước đây, cắt giảm do đường dây quá tải thì bây giờ cắt giảm là do chúng ta không có phụ tải, điều này gây lãng phí nguồn điện rất lớn.

Tăng cường liên kết vùng

Từ những phân tích trên, đồng thời, để NLTT Việt Nam có thể đáp ứng cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP26 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội điện gió Bình Thuận đã đưa ra một số giải pháp. Cụ thể, về lưới điện, sẽ phải xây mới và nâng cấp nếu không việc cắt giảm công suất ngày càng tăng.

Ngoài ra, cần tăng khả năng liên kết vùng mạnh mẽ để có thể xuất khẩu điện khi thừa hàng hóa năng lượng tái tạo trong nước. Tuy nhiên, ông Thịnh đặt ra vấn đề: Liên kết với ai, bán cho ai, bán giá nào, liên kết đi đâu, tiền đó lấy ở đâu? Trong khi, giải pháp xã hội hóa thế nào cũng là câu hỏi lớn.

"Đối với năng lượng tái tạo, chúng ta nên tập trung vào điện gió xa bờ, tập trung đấu đường dây 500 kV, vì hiện nay chúng ta quá tải ở đường dây 110 kV và 220 kV. Trước mắt, cần một dự án thí điểm và chọn dự án nào thì cũng cần phải có cân nhắc. Về vấn đề giá điện hiện nay đang có rất nhiều bất cập và chúng ta cần tuyên truyền làm sao để tỷ trọngtrọng năng lượng tái tạo càng cao thì giá điện cũng phải càng cao" - ông Thịnh kiến nghị.

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo
Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu, chuyên gia năng lượng, cùng đại diện nhiều địa phương tham dự

PGS.TS Phạm Hoàng Lương đặt ra 3 vấn đề cần giải quyết hiện nay đối với NLTT: Thứ nhất là yếu tố kỹ thuật, từ một hệ thống điện truyền thống, nguồn điện từ nguyên liệu hóa thạch ổn định, đơn giản thì đến nay hệ thống điện của chúng ta đã bắt đầu chuyển đổi sang hệ thống có nhiều nguồn. Và với sự bất ổn định của từng nguồn đó cũng gia tăng, do đó hệ thống điện cần phải đảm bảo linh hoạt, mềm dẻo.

Thứ hai, do vấn đề liên quan tham gia các nguồn đa dạng, hệ thống truyền tải điện đòi hỏi có những công nghệ lưu trữ để trong những trường hợp chưa giải tỏa, hấp thụ các nguồn đó cần có sự trung chuyển.

Thứ ba, hiện nay hầu hết các hộ gia đình đang có sự chuyển đổi hình thức sử dụng nguồn năng lượng, dần buông bỏ các nguồn năng lượng sơ cấp. Như vậy nhu cầu điện ngày càng gia tăng và hiện hữu. Với đặc thù về hệ thống truyền tải phân phối, đặc thù về các hộ tiêu thụ thì vấn đề đặt ra là các yếu tố kỹ thuật làm sao để đảm bảo.

Chia sẻ về hiện trạng hệ thống lưới điện của Việt Nam hiện nay, ông Cáp Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Hệ thống điện là hệ thống phức tạp và vai trò của EVN quan trọng nhất là luôn tuân thủ vận hành hệ thống điện theo đúng quy trình đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ hai, về vấn đề tiêu thụ nội vùng chúng tôi cho rằng nội dung này đã được đề cập trung Quy hoạch điện VIII, các chuyên gia cũng đang tiếp thu và nghiên cứu.

Với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Từ thực tế này, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng cho biết, Quy hoạch điện VIII xác định một số giải pháp về cơ chế chính sách. Cụ thể, với các dự án quy mô lớn sẽ thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán với EVN về giá mua bán điện. Đồng thời, mua bán điện trực tiếp DPPA. Với hệ thống phân tán sẽ quy định tỷ lệ tự dùng cao ~ 80-90%, điện dư mua giá thay đổi hàng năm.

Hiện, Cục Điều tiết Điện lực hiện đang xây dựng khung giá phát điện điện gió, điện mặt trời… PPA mẫu và phương pháp nội dung đàm phán với EVN. Trong khi đó, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đang xây dựng quy định đấu thầu nhằm tạo sự minh bằng, công bằng trong việc thu hút đầu tư các dự án điện.

Tại diễn dàn, các chuyên gia cho rằng, để phát triển bền vững NLTT tại Việt Nam một yếu tố quan trọng nữa cần đề cập là khả năng nội địa hóa, thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các dự án điện NLTT. Bên cạnh đó, khi phát triển các nguồn NLTT cũng cần lưu ý đến việc quản lý rác thải rắn hình thành khi các dự án điện NLTT gia tăng.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước