Giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án vành đai 3 TP.HCM

1 năm trước Nguồn: Báo Giao Thông

Cơ chế giải phóng mặt bằng (GPMB) được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất để Dự án vành đai 3 TP.HCM hoàn thành đúng tiến độ.

Hội thảo "Thúc đẩy dự án Vành đai 3 - Động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam" do Báo Tuổi Trẻ và Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức diễn ra ngày 2/12, tại TP.HCM.

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, dự án Vành đai 3 TP.HCM có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, tạo không gian và động lực phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án vành đai 3 TP.HCM 1

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại hội thảo.

Ông Bùi Xuân Cường đề nghị tập trung thảo luận một số nội dung chính về vai trò, sứ mệnh của đường Vành đai 3, cũng như giải pháp, phương án để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành tuyến đường này đúng kế hoạch đã đề ra; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ công trình.

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, với khối lượng công việc rất lớn, các cơ quan tham mưu, chủ đầu tư, tư vấn đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hoàn thành mục tiêu gần nhất là phê duyệt Dự án đầu tư vào đầu tháng 12/2022.

Sau khi được phê duyệt, dự án sẽ triển khai 3 nhóm công việc chính gồm: Chuẩn bị thiết kế, dự toán, bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu và khởi công gói thầu đầu tiên vào tháng 6/2023; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến tháng 6/2023 và hoàn thành bàn giao mặt bằng vào tháng 12/2023; Triển khai việc phối hợp giữa TP.HCM cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An triển khai đồng bộ thiết kế kỹ thuật cũng như đáp ứng tổng tiến độ chung mà Thủ tướng đã giao.

Giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án vành đai 3 TP.HCM 2

TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng cơ chế để giải phóng mặt bằng là quan trọng nhất.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá tầm quan trọng của Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là điều ai cũng hiểu, và ai cũng thấy. Vấn đề là làm thế nào để Dự án được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ?

Trước hết và quan trọng nhất, theo ông, là cơ chế để giải phóng mặt bằng. Mặc dù, Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội đã cho phép "người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu… các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư".

Tuy nhiên, chỉ định thầu cho bất kỳ ai, thì mức giá đền bù phải như thế nào, hỗ trợ tái định cư cần ra sao vẫn là những vấn đề còn phải mất vô cùng nhiều công sức mới có thể giải quyết được.

Kinh nghiệm của việc thực hiện Dự án vành đai 2 TP.HCM cho thấy, đây là những vấn đề có khi phải mất đến hàng chục năm trời chưa chắc đã giải quyết xong.

Dự án vành đai 3 lên kế hoạch "đến tháng 6/2023 giải phóng 70% mặt bằng quả thực là một kỷ lục về tiến độ thời gian", theo ông.

"Thực tế cho thấy, chúng ta đang chủ yếu căn cứ vào loại đất để đề ra mức giá bồi thường. Đất nông nghiệp, đất rừng sẽ được đền bù thấp hơn rất nhiều so với đất thổ cư. Và thông thường với mức đề bù như vậy, nhiều khi người dân sẽ rất thiệt thòi. Và đây cũng là lý do dẫn đến kiếu kiện kéo dài", ông nhận định.

“Nên chăng lần này bên cạnh loại đất, thì vị trí đất cũng cần được xem xét để xác định giá đền bù cho dân, bởi 'nhất cận thị, nhị cận giang'. Nếu cơ chế này được giải quyết, sự đồng tình của người dân với chủ trương thu hồi đất chắc chắn sẽ cao hơn”, TS Dũng nói và cho biết, người dân sẽ chấp nhận việc đề bù, giải tỏa dễ dàng hơn, nếu họ được tái định cư tại chỗ.

Tuy nhiên, việc này sẽ rất khó khăn nếu các địa phương không thể điều chỉnh quy hoạch hoặc không thể chuyển đổi mục đính sử dụng đất. Nên chăng - ông đề xuất - nếu không vì những lý do bất khả kháng, thì cần cho phép các địa phương được điều chỉnh quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho việc tái định cư tại chỗ để GPMB cho Dự án vành đai 3.

Giải phóng mặt bằng quyết định tiến độ Dự án vành đai 3 TP.HCM 3

Cắm mốc xác định ranh vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn TP Thủ Đức.

Đến nay, công tác xác định ranh giới ở các địa phương đường Vành đai 2 đi qua là TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An cơ bản đã hoàn thành.

Dự kiến từ tháng 1-3/2023, sẽ thuê tư vấn thẩm định giá, áp giá và công bố đơn giá cho người dân.

Theo kế hoạch, tháng 4/2023 có thể chi trả tiền GPMB cho người dân. Đảm bảo đến tháng 6/2023 bàn giao mặt bằng trên 70% cho dự án.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 76,34 km, đi qua địa phận TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An; được chia thành 8 dự án thành phần vận hành độc lập.

Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh: 8 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h.

Giai đoạn 1: 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), đầu tư không liên tục. Tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án: 2022- 2027.

Hoàn thành nạo vét khu bến Lạch Huyện, sẵn sàng đón tàu lớn

Độ sâu luồng và khu nước trước bến cảng Lạch Huyện hiện tại đáp ứng cho việc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 145.000 DWT vào rời bến cảng.

7 tháng trước

Vì sao hai liên danh không trúng gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành?

Ngoài công bố đơn vị trúng thầu, ACV cũng thông tin về hai liên danh nhà thầu trượt gói thầu gần 35.000 tỷ đồng nhà ga sân bay Long Thành.

7 tháng trước

Chuyện “gõ cửa từng nhà” để dân nhường đất làm sân bay Long Thành

Cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống huyện, xã, ấp tại Đồng Nai đã cùng gõ cửa từng nhà, vận động người dân sớm di dời, nhường đất phục vụ dự án.

7 tháng trước

Hơn 410 nghìn khách qua sân bay Nội Bài 4 ngày nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, sân bay Nội Bài dự kiến sẽ đón 410 nghìn lượt khách.

7 tháng trước

Xây dựng phương án chạy chung tàu đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia

Bộ GTVT yêu cầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án chạy tàu chung đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia khu vực Hà Nội.

7 tháng trước

Vietur chính thức trúng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ

Sau thời gian chấm thầu, đến nay gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ chính thức về tay liên danh nhà thầu Vietur.

7 tháng trước

Thu không đủ chi, nhiều trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa

Lượng xe đăng kiểm sụt giảm nghiêm trọng, trong khi giá dịch vụ kiểm định đã không đổi 10 năm qua khiến nhiều trung tâm đăng kiểm lao đao.

7 tháng trước

Người dân thích thú trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội

Ở các điểm cho thuê xe đạp công cộng trong ngày đầu Hà Nội tổ chức thí điểm đã thu hút đông người dân biết tới và sử dụng.

7 tháng trước