Gần nửa tỷ đồng củ sâm Ngọc Linh 80 năm tuổi

4 năm trước Nguồn: VnExpress

Củ sâm có trọng lượng 0,5 kg vừa được bà Thảo (Kon Tum) bán cho một doanh nhân ở TP HCM với giá gần nửa tỷ đồng.

Bà Đặng Thị Kim Thảo ở huyện Đăk Tô (Kon Tum), người chuyên "săn" sâm quý cho biết đã mua được củ sâm Ngọc Linh dài 80 cm, 70 đốt, nặng 0,5 kg và phần ngọn của chúng được chia làm 2 nhánh. 

Theo bà Thảo, củ sâm này do một nhóm 10 người khai thác tại núi Măng Ri. Đây cũng là núi thuộc dãy Ngọc Linh. Với số lượng đốt nhiều, loại này được các chuyên gia đánh giá có trên 80 năm tuổi.

Bà cho biết thêm, đây là củ sâm thuộc loại lớn nhất mà bà từng mua trong 10 năm qua. Chỉ sau một ngày chia sẻ thông tin, củ sâm đã được một doanh nhân ở TP HCM mua về ngâm rượu với giá gần nửa tỷ đồng.

Củ sâm vừa được người dân Măng Ri đào về nhà. Ảnh: NVCC.

Củ sâm vừa được người dân Măng Ri đào về nhà. Ảnh: NVCC.

Bà Thảo cho biết do trạm kiểm định Sâm Ngọc Linh đóng cửa vì Covid-19 nên không kiểm nghiệm được. Tuy nhiên, là người sành về sâm Ngọc Linh, vị doanh nhân TP HCM đồng ý mua ngay sau khi bà báo giá. Hiện, củ sâm đã được người này dùng để chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Năm ngoái, ông Trần Đức An, người chuyên "săn" sâm quý ở Kon Tum cũng đã mua được cặp sâm Ngọc Linh, mỗi củ lần lượt có trọng lượng 920 gram và 950 gram tại núi thuộc huyện Đak Cheung, tỉnh Sekong (Lào) với giá gần tỷ đồng.

Sâm Ngọc Linh được đưa vào danh sách quốc bảo của Việt Nam, một trong những sản phẩm quan trọng nhất về dược liệu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây đề nghị Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh, trong đó yêu cầu làm rõ sâm này là đặc hữu của Việt Nam, là loại sâm tốt nhất thế giới. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu phải bảo vệ nguồn gene và phát triển nguồn sâm Ngọc Linh tương xứng với thế mạnh tự nhiên cũng như tiềm năng sẵn có của Quảng Nam, Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh được dược sĩ Đào Kim Long tìm ra năm 1972. Lúc đó, dược sĩ Long được giao nhiệm vụ cùng đồng nghiệp nghiên cứu thực vật, đặc biệt là đi tìm nguồn sâm ở vùng K5 phục vụ bộ đội. Khi đến độ cao hơn 1.000 m của núi Ngọc Linh, ông phát hiện ra loại sâm tiết trúc quý hiếm. Loại sâm này từng được các nhà thực vật phát hiện ở Lào Cai, Lai Châu.

Khi đó, dược sĩ Long gọi là sâm tiết trúc K5, rồi sau gọi là sâm đốt trúc Ngọc Linh theo tên địa danh phát hiện ra. Sâm Ngọc Linh đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thống nhất gọi là Sâm Việt Nam, với tên khoa học là Panax Vietnamesis Ha & Grushv.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) luôn tổ chức hội chợ trưng bày và bán sâm Ngọc Linh của các hộ trồng sâm tỉnh này và thu về hàng tỷ đồng.

Vụ án Đường "Nhuệ": Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, nếu có tình trạng bảo kê, chống lưng sẽ xử lý ngay

Người Việt qua đời vì COVID-19 ở Đức: gia đình hiến xác, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu

Cuộc chiến giữ rừng Bắc Hải Vân

Bị dọa giết, bị đâm chém, bị đốt xe, lương tháng hơn ba triệu đồng, đội bảo vệ chuyên trách đôi khi phải đổ máu để giữ màu xanh của rừng.

3 năm trước

Đà Nẵng: Rừng vẫn cháy, lực lượng chức năng đã... về nhà nghỉ

Rạng sáng 26/5, ngọn lửa vẫn bùng cháy, lan rộng một vệt dài từ trên xuống dưới trên núi Sọ nhưng lực lượng chức năng không còn có mặt tại hiện trường.

3 năm trước

Sư tử ôm chầm lấy ân nhân cứu mạng sau gần 2 năm bị chia cắt

Con sư tử tỏ ra vui mừng và đã ôm chầm lấy ân nhân cứu mạng qua song sắt. Nhiều người tỏ ra rất xúc động khi được chứng kiến khoảnh khắc đoàn tụ của cả hai.

4 năm trước

Rừng gỗ lim “độc nhất vô nhị” của lão nông Hà Tĩnh

Khu rừng lim với hơn 300 cây thẳng tắp xanh ngút ngàn sừng sững suốt hàng chục năm qua. Dưới tán rừng ấy, người ta luôn thấy thấp thoáng bóng dáng của lão nông Trần Văn Sơn.

4 năm trước

Singapore xây cầu vượt cho động vật hoang dã

Sau 2 năm rưỡi xây dựng, cầu Mandai Wildlife vừa chính thức ra mắt và chỉ dành riêng cho động vật hoang dã.

4 năm trước

Công nghiệp phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp: Bước phát triển tích cực

Với khoảng 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, trong đó một số ngành hàng có công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5-7%... phần nào cho thấy công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã đạt được những bước phát triển tích cực.

4 năm trước

Lớp phủ chống lửa – Phương pháp mới bảo vệ ngôi nhà do cháy rừng

Các tấm phủ được làm từ tấm nhôm mềm dẻo và sợi thủy tinh gắn kết với nhau bằng keo sợi acrylic để hình thành một hàng rào chống lửa có khả năng chịu sức nóng lên tới 550 độ C.

4 năm trước

Trồng lại rừng thông trên đất rừng bị lấn chiếm trái phép

Hơn 1.500 cây thông ba lá đã được trồng lại trên khu vực đất rừng bị lấn chiếm, phân lô và rao bán trái phép, tại tiểu khu 266B, thuộc địa bàn phường 3, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), vừa được cơ quan chức năng tiến hành giải tỏa “nóng”.

4 năm trước