Đóng điện Trạm biến áp 220kV áp dụng mô hình BIM đầu tiên tại Việt Nam

3 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Ngày 19/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện máy biến áp AT1 thuộc dự án Trạm biến áp 220kV Krông Ana và đấu nối. Đây là trạm biến áp 220kV đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành.

Trạm biến áp(TBA) 220kV Krông Ana và đấu nối là công trình năng lượng nhóm I, với tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng, được xây dựng trên địa bàn xã Đrây Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Dự án có quy mô xây dựng mới TBA 220/110/22kV, công suất đặt 2x125MVA theo quy hoạch, giai đoạn 1 lắp đặt một máy 125MVA. Xây dựng đường dây mạch kép 220kV dài khoảng 22,2 km đấu nối trên đường dây 220kV Buôn Kuốp – Krông Buk hiện có.

Công trình do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban QLDA các công trình điện miền Trung quản lý điều hành dự án, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2- tư vấn thiết kế; Công ty Truyền tải điện 3 tiếp nhận vận hành. Công trình được xây dựng nhằm giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực lên hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Đắk Lắk.

Công trình được khởi công ngày 07/07/2020 và hoàn thành đúng tiến độ dù tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp cho thấy sự nỗ lực rất lớn của CPMB và các đơn vị thi công trên công trường. Việc hoàn thành công trình là hành động thiết thực của CPMB chào mừng 67 năm ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954-21/12/2021).

Đóng điện Trạm biến áp 220kV áp dụng mô hình BIM đầu tiên tại Việt Nam

TBA 220kV Krông Ana

Theo CPMB, mô hình thông tin công trình (BIM) là một phương pháp để tối ưu hóa quá trình thiết kế thi công và vận hành của công trình xây dựng. BIM cung cấp công cụ để lên kế hoạch toàn diện và nâng cao khả năng điều hành, quản lý đối với cả vòng đời dự án ở trình độ công nghệ tiên tiến.

BIM cung cấp cho ban quản lý dự án một mô hình trực quan, cùng với các yếu tố tích hợp như tiến độ thi công, biểu đồ nhân công, biểu đồ phát triển giá thành công trình… giúp cho chủ đầu tư/ban quản lý dự án thực hiện công việc một cách dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt về huy động nguồn vốn, theo dõi kế hoạch nhân lực hay các kế hoạch tổ chức thi công ngoài công trường, kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện; BIM là cơ sở để Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án điều phối việc phối hợp thực hiện dự án giữa các nhà thầu và các đơn vị liên quan; giúp xử lý và lường trước các tình huống có thể xảy ra tại công trường. Việc ứng dụng BIM thông qua việc tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn thực hiện, cách thức chuyển giao dữ liệu… bằng các hướng dẫn, quy định, các file mẫu. Trong đó, các quy trình dễ được kiểm soát xuyên suốt nhờ ứng dụng chặt chẽ các tiến bộ công nghệ thông tin, phần mềm. Nhờ đó các Ban quản lý dự án sẽ theo dõi, giám sát việc thực hiện thiết kế, thi công thuận lợi hơn, chính xác hơn, giúp giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu quả thực thi.

Việc hoàn thành triển khai BIM không chỉ khẳng định năng lực của đội ngũ kỹ sư điện Việt Nam mà còn góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số của CPMB được Tập đoàn diện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giao.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước