Đội cứu trợ lương thực khẩn cấp

3 năm trước Nguồn: Báo Vnexpress

Xốc lại áo mưa, chuẩn bị rời kho hàng ra về, anh Trần Khắc Hạnh, 36 tuổi, thành viên đội SOS Trung tâm an sinh TP HCM nhận tin nhắn một gia đình hết lương thực.

Gần một giờ sau, anh Hạnh có mặt trước phòng trọ của mẹ con chị Trần Thị Hiệp nằm sâu trong con hẻm nhỏ thuộc đường số 2, phường 3 (quận Gò Vấp) trao túi an sinh gồm gạo, sữa, dầu ăn, trứng, rau củ... Sau khi chụp ảnh báo cáo hoàn thành "đơn hàng" lên nhóm, anh tìm đường chạy về công ty cách đó gần 10 km giữa lúc trời mưa lớn.

Mỗi chuyến cứu trợ, anh Trần Khắc Hạnh chở 10 túi an sinh, tổng cộng gần 100 kg. Ảnh: Hồng Duyên

Là quản lý dự án của một doanh nghiệp tại quận 3, hơn ba tháng qua, anh Hạnh lấy trụ sở công ty làm nhà để tham gia các hoạt động chống dịch của thành phố. Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, anh đăng ký đội tình nguyện hỗ trợ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm. Từ 20/8, Trung tâm an sinh TP HCM thành lập đội SOS, anh được giao nhiệm vụ điều phối hàng hóa tại kho đóng ở phường Đa Kao, quận 1 và chỉ huy đội xe máy gồm 25 tình nguyện viên, chạy khắp hẻm nhỏ Sài Gòn cứu trợ lương thực cho người dân.

Trước 22h mỗi ngày, anh Hạnh nhận được danh sách các gia đình khó khăn cần giúp đỡ từ bộ phận tiếp nhận thông tin của Trung tâm an sinh. Sau đó tùy quận, huyện anh phân công các tài xế thông thạo địa bàn tiếp nhận. Sáng hôm sau mỗi người gọi điện xác nhận, soạn hàng, đảm bảo trao lương thực đến người dân ngay trong ngày. Ngoài số lượng báo từ đêm trước, anh Hạnh thường xuyên nhận các tin nhắn đề nghị hỗ trợ các trường hợp phát sinh. Trong đó, anh sẽ chủ động giải quyết giao thực phẩm không kể giờ giấc, địa điểm.

"Gia đình chị Hiệp ở Gò Vấp là một ví dụ. Người mẹ mất việc, không thu nhập. Gia đình hết đồ ăn, nhà lại có trẻ con nên phải tiếp tế liền. Lúc này đội SOS sẽ xử lý", ông Trương Trần Phương, phụ trách Đội SOS Trung tâm an sinh nói và cho biết trước đây các thông tin về người khó khăn cần giúp đỡ đều được thành phố chuyển về quận, huyện xử lý. Tuy nhiên một số địa phương quá tải dẫn đến chậm trễ, người dân bức xúc, gọi điện phản ảnh. Đội SOS ra đời mục tiêu bọc lót cho tuyến dưới và cứu trợ lương thực cho người dân ở tình huống khẩn cấp.

Người dân ở xóm trọ nhận lương thực từ đội SOS Trung tâm an sinh. Ảnh: Hồng Duyên

Toàn đội có hơn 40 người chủ yếu là tình nguyện viên, không nhận bất kỳ khoản trợ cấp nào từ ngân sách. Ngoài xe máy, lực lượng vận chuyển còn có 14 ôtô bán tải, 4 chỗ, 7 chỗ sẵn sàng tiếp ứng. Mỗi chuyến xe chở 50-70 túi an sinh về các địa chỉ ở xa các kho hàng của Trung tâm an sinh thành phố.

Để có được danh sách người cần cứu trợ khẩn cấp giao cho nhóm vận chuyển trước 22h, mỗi ngày bộ phận tiếp nhận phải sàng lọc thông tin từ hơn 1.000 trường hợp gọi đến tổng đài 1022, đường dây nóng Trung tâm an sinh, Ủy ban MTTQ TP HCM, tin nhắn chat qua tài khoản mạng xã hội Zalo, Facebook Tuyên giáo Mặt trận TP HCM và số điện thoại của các lãnh đạo thành phố.

Chị Hồ Thị Trường, nhân viên Ban Phong trào Ủy ban MTTQ TP HCM, người trực tiếp nghe điện thoại đường dây nóng cho hay khi tiếp nhận cuộc gọi các thành viên sẽ hỏi cụ thể hoàn cảnh, nhu cầu sau đó phân loại để đưa về quận, huyện chăm lo hoặc giao đội SOS cứu trợ.

Thời gian đầu hoạt động, mỗi ngày đội SOS chỉ nhận hơn 100 đơn. Nhưng từ hôm thành phố siết giãn cách và yêu cầu người dân "ai ở đâu yên đó", số người khó khăn cần tiếp tế khẩn cấp tăng cao, có ngày lên đến hàng nghìn.

Với khối lượng công việc khổng lồ, những nhân viên trực tổng đài như chị Trường chọn phương án "3 tại chỗ", ăn ở tại cơ quan, ngày làm việc gần như không kết thúc. Nhiều hôm đồng hồ đã chạy sang ngày mới nhưng các số hotline của mặt trận vẫn liên tục reo. Sau hơn nửa tháng hoạt động, chương trình SOS của Trung tâm an sinh đã cứu trợ gần 11.000 trường hợp khó khăn, tặng hơn 9.000 lốc sữa cho trẻ em.

Chuẩn bị các túi rau củ để đưa xuống người dân. Ảnh: Hồng Duyên

Ông Trương Trần Phương cho hay, thời gian qua các khâu tiếp nhận, vận chuyển, báo cáo của đội SOS đều "thủ công". Các thành viên phải tự nhập dữ liệu, kiểm tra thông tin qua các biểu mẫu nên tốn khá nhiều thời gian. Từ ngày 4/9, tất cả hoạt động cứu trợ được thực hiện qua ứng dụng An sinh, trong đó có tiếp tế lương thực các trường hợp khẩn cấp. Việc này giúp công tác tiếp tế không bị trùng lắp; hạn chế bỏ sót người cần giúp đỡ...

"Dù có ứng dụng An sinh nhưng người dân không biết sử dụng hoặc không có điện thoại thông minh vẫn có thể gọi tổng đài 1022, đường dây nóng để được giúp đỡ", ông Phương nói.

Trong đợt dịch thứ 4, từ đầu tháng 6/2021, TP HCM đã triển khai nhiều biện pháp giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần. Để hỗ trợ người dân khó khăn, ngoài gói 26.000 tỷ đồng áp dụng chung toàn quốc, thành phố triển khai hai gói hỗ trợ riêng tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng, vừa bổ sung thêm hơn 2.500 tỷ đồng. Từ ngày 15/8, Trung tâm an sinh TP HCM ra mắt và hoạt động ở 3 cấp thành phố, quận huyện, xã phường, thị trấn.

Từ 0h ngày 23/8, TP HCM tăng cường biện pháp chống Covid-19. Hai tuần siết chặt giãn cách vừa qua, người khó khăn sẽ được cung cấp lương thực miễn phí. Trung tâm An sinh thành phố hỗ trợ chuyển hàng tiếp tế, thực phẩm đến các khu dân cư, trong đó trao 2 triệu túi an sinh đến người cần giúp đỡ.

Lê Tuyết

Với mục tiêu giảm tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng khi điều trị tại nhà, quỹ Hy vọng phát động chương trình "Túi thuốc F0". Mỗi khoản ủng hộ 380.000 đồng tương ứng một túi thuốc. Quý độc giả tham khảo chi tiết tại đây.

Hà Nội thí điểm cấm ôtô trên 16 chỗ vào phố cổ, Hồ Gươm

Hà Nội thí điểm cấm ôtô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố khu vực phố cổ và Hồ Gươm trong giờ cao điểm, từ tháng 3.

8 ngày trước

Người chống lãng phí được bảo vệ bí mật danh tính

Người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân được bảo vệ bí mật danh tính và thông tin cá nhân, theo quy định của Bộ Chính trị.

8 ngày trước

Thành lập 22 tổ chức đảng trực thuộc Mặt trận Tổ quốc

Chiều 11/2, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập 22 tổ chức đảng trực thuộc và công tác nhân sự.

8 ngày trước

Ba ôtô tải đâm liên hoàn, 5 người bị thương

Bình ĐịnhBa ôtô tải tông liên hoàn trên tuyến tránh quốc lộ 1 qua thị xã An Nhơn, khiến 5 người bị thương, tối 11/2.

8 ngày trước

Kiểm toán tài chính công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất cả nước

Năm 2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ kiểm toán thu chi tài chính công đoàn cấp trên các khu công nghiệp, chế xuất, trọng tâm Hà Nội và TP HCM.

8 ngày trước

Không khí lạnh sắp tràn xuống miền Bắc từ đêm nay

Đợt không khí lạnh cường độ không quá mạnh sẽ tràn xuống miền Bắc trong đêm nay và ngày mai, vùng núi cao có nơi rét đậm, Hà Nội thấp nhất xuống 16 độ C.

8 ngày trước

Cấm tạt nước, ném hột vịt thối tại lễ hội Làm Chay

Long AnNgười dân không được tạt nước, ném bột mì, hột vịt thối... tại Lễ hội Làm Chay đang diễn ra ở huyện Châu Thành để bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người đi đường.

8 ngày trước

Bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường trên cả nước

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trình Quốc hội 12/2 đã bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường trên cả nước.

8 ngày trước