“Đọc vị” các chiêu hạn chế đấu thầu qua mạng

3 năm trước Nguồn: Báo Đấu Thầu

(BĐT) - Đấu thầu qua mạng đã trải qua chặng đường hơn 10 năm với nhiều gian nan, trở ngại để có thể trở thành một hình thức đấu thầu phổ biến như hiện nay. Lợi ích, hiệu quả của đấu thầu qua mạng đã được chứng minh qua thực tế. Tuy nhiên, dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đâu đó vẫn có những “lực cản” vô hình, khiến hiệu quả của đấu thầu qua mạng bị ảnh hưởng.

Đấu thầu qua mạng thành công hay không phụ thuộc vào quyết tâm của chủ đầu tư/bên mời thầu trong việc đưa công tác đấu thầu đi đúng tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Ảnh: Lê Tiên

Đấu thầu qua mạng thành công hay không phụ thuộc vào quyết tâm của chủ đầu tư/bên mời thầu trong việc đưa công tác đấu thầu đi đúng tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Ảnh: Lê Tiên

“Quên” bản vẽ thiết kế, “quên” các dữ liệu quan trọng

Một trong những phản ánh của các nhà thầu gửi đến Báo Đấu thầu phổ biến nhất hiện nay là tình trạng các bên mời thầu (BMT) “quên”, “thiếu”, “sót” tài liệu khi đăng tải hồ sơ mời thầu (HSMT). Trong đó, HSMT thường thiếu các tài liệu như: hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật; các chương quan trọng như tiêu chuẩn đánh giá, bảng tiên lượng mời thầu…

Đây là những dữ liệu quan trọng mà nếu thiếu, nhà thầu không có đủ cơ sở để lập hồ sơ dự thầu (HSDT). Điều đáng nói, ngay khi phát hiện HSMT bị thiếu, các nhà thầu đã có văn bản gửi lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đề nghị BMT sớm bổ sung, hoàn thiện HSMT. Tuy nhiên, đáp ứng lại đề nghị chính đáng này của nhà thầu từ các BMT là những phản hồi muôn hình, vạn trạng.

“Đề nghị nhà thầu liên hệ trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị tư vấn để lấy hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật” là một phản hồi từ đại diện một BMT khiến nhà thầu rất bức xúc. “Đã đấu thầu qua mạng là cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà thầu dự thầu trong việc đi lại, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên với cách trả lời như vậy không khác nào kéo lùi những tiện ích của đấu thầu qua mạng”, một nhà thầu cho biết.

Trong khi đó, một số BMT lại có chiêu “câu giờ”, chậm trễ trong việc hoàn thiện HSMT khi cận ngày đóng thầu mới bổ sung các tài liệu hoặc tệ hơn là vẫn mở thầu dù HSMT chưa đầy đủ tài liệu và đã bị nhà thầu phản ánh.

Thậm chí, có BMT lại cài mật khẩu đối với file dữ liệu trong HSMT. Do đó, dù HSMT được đăng tải công khai, nhưng nhà thầu lại “bó tay” bởi muốn tải về bắt buộc phải có mật khẩu. “Một số nhà thầu đã phải thuê chuyên gia công nghệ thông tin, mất nhiều thời gian để phá khóa mới tải được đầy đủ file HSMT. Điều này khiến cho những tiện ích, thuận lợi của đấu thầu qua mạng trở nên méo mó”, một nhà thầu cho biết.

Nhập nhèm thời điểm đóng/mở thầu

Ngày 1/2/2020 là mốc quan trọng khi Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả có hiệu lực. Theo đó, từ thời điểm này, mọi gói thầu (dù không đấu thầu qua mạng) khi thông báo mời thầu đều phải công khai HSMT lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đây có thể coi là quy định tiến bộ, quyết liệt, xử lý triệt để tình trạng gây khó khăn cho nhà thầu đến mua HSMT, trốn tránh bán HSMT.

Tuy nhiên, dù chính sách về đấu thầu liên tục cập nhật và đổi mới như vậy, trong thực tế xuất hiện chiêu thức đối phó của một số chủ đầu tư (CĐT)/BMT.

Một trong những phản ánh của các nhà thầu gửi đến Báo Đấu thầu phổ biến nhất hiện nay là tình trạng các BMT “quên”, “thiếu”, “sót” tài liệu khi đăng tải HSMT. Trong đó, HSMT thường thiếu các tài liệu như: hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật; các chương quan trọng như tiêu chuẩn đánh giá, bảng tiên lượng mời thầu…

Đây là những dữ liệu quan trọng mà nếu thiếu, nhà thầu không có đủ cơ sở để lập HSDT. Điều đáng nói, ngay khi phát hiện HSMT bị thiếu, các nhà thầu đã có văn bản gửi lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đề nghị BMT sớm bổ sung, hoàn thiện HSMT. Tuy nhiên, đáp ứng lại đề nghị chính đáng này của nhà thầu từ các BMT là những phản hồi muôn hình, vạn trạng.

Câu chuyện phát hành HSMT nửa vời nói trên, cộng với việc không bán HSMT (đối với các gói thầu đấu thầu truyền thống) đã dẫn tới sự bất lực của các nhà thầu muốn dự thầu.

Sự hoang mang này bắt đầu ngay từ thời điểm đóng/mở thầu. Do không thể mua được HSMT bản cứng từ BMT, trong khi HSMT được công khai trên Hệ thống không có thông tin về thời điểm đóng/mở thầu, nhà thầu chỉ có thể cập nhật được thông tin này từ thông báo mời thầu được công bố trước đó. Tuy vậy, bất cập ở chỗ, nhiều BMT/CĐT để xảy ra tình trạng bất nhất thời điểm đóng/mở thầu giữa HSMT và thông báo mời thầu. Do đó, nhiều nhà thầu đã dở khóc dở cười khi bị quy là nộp HSDT “trễ” so với HSMT.

Phóng viên Báo Đấu thầu đã chứng kiến nhiều cơ hội dự thầu của nhà thầu bị tước đoạt do bất nhất thời điểm đóng thầu. Đây là những gói thầu “ồn ào” đúng nghĩa khi BMT bất chấp, không đếm xỉa tới sơ suất của mình và từ chối tiếp nhận HSDT của nhà thầu.

“Phớt lờ” đề nghị làm rõ HSMT

Vấn nạn lớn nhất hiện nay là việc trả lời kiến nghị của nhà thầu khi tổ chức đấu thầu qua mạng đang bị xem nhẹ. Có hai lý do dẫn tới tình trạng trên. Đầu tiên, do chưa quen đấu thầu qua mạng, một số CĐT/BMT đăng tải HSMT lên rồi… đến ngày mở thầu mới ngó đến. Do đó, những kiến nghị, phản ánh của nhà thầu phát sinh trong quá trình phát hành HSMT không được quan tâm, xử lý đúng hạn.

Thứ hai, tệ hơn là các BMT/CĐT dù biết có kiến nghị, phản ánh của nhà thầu nhưng cố tình làm lơ, xem nhẹ. “Hoặc là không trả lời kiến nghị, hoặc đợi sát thời điểm đóng thầu mới trả lời gây khó khăn cho nhà thầu lập HSDT. Đối với những kiến nghị liên quan đến quá trình đánh giá HSDT, một số BMT coi nhẹ, không trả lời theo đúng quy định dẫn tới lợi ích hợp pháp của nhà thầu bị ảnh hưởng”, một nhà thầu cho biết.

Dù có nhiều thành tựu trong hơn 10 năm qua, đấu thầu qua mạng thành công hay không vẫn phụ thuộc vào quyết tâm đưa công tác đấu thầu đi đúng tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả từ chính các BMT/CĐT. Do đó, dễ hiểu với những BMT có nhiều “chiêu” chơi khó nhà thầu thì tất yếu sẽ ít nhà thầu dự thầu, đa phần chỉ có 1 nhà thầu/1 gói thầu và giá trúng thầu luôn sát giá gói thầu.

Đấu thầu xanh hướng tới tăng trưởng xanh

(BĐT) - Xác định vai trò của tăng trưởng xanh trong việc thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách mua sắm công xanh, tích hợp các tiêu chí mua sắm công xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu.

1 năm trước

Nâng tầm hàng Việt

(BĐT) - Theo Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), nội dung về ưu đãi hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tiến tới phát huy toàn diện chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc ưu tiên dùng hàng Việt.

1 năm trước

Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood) thông báo mời thầu

Bên mời thầu: Công ty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn

1 năm trước

Thông báo mời chào giá

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thông cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở thông báo nhu cầu mua sắm trang thiết bị Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế cơ sở - Dự án thành phần tỉnh Bạc Liêu.

1 năm trước

Đồng Nai: 3.757 tỷ đồng mua sắm tập trung thuốc năm 2023 - 2024

(BĐT) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt kế hoạch mua thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền sử dụng tại các cơ sở y tế trên địa bàn Tỉnh năm 2023 - 2024 với tổng dự toán 3.757,873 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

1 năm trước

Hơn 300 tỷ đồng duy tu luồng hàng hải tại Hải Phòng

(BĐT) - Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc vừa thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải năm 2021 (đoạn Lạch Huyện) với giá dự toán 338,235 tỷ đồng, sử dụng ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải năm 2021 - 2022.

1 năm trước

Gia Lai: Hơn 864 tỷ đồng mua thuốc tập trung giai đoạn 2023 - 2024

(BĐT) - UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2024 với tổng dự toán 864,75 tỷ đồng.

1 năm trước

Electric & Power Vietnam 2022 – Nơi hội tụ tinh hoa công nghệ điện Quốc tế

(BĐT) - Với sức nóng của thị trường điện và năng lượng tái tạo, triển lãm Electric & Power Vietnam 2022 lần thứ 8 chính thức diễn ra vào ngày 07 - 09 /09, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC).

1 năm trước