Điểm tin thị trường Thái Lan từ ngày 15 - 19/03

3 năm trước Nguồn: Bộ Công Thương

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan xin gửi tới quý độc giả phần điểm tin thị trường Thái Lan từ ngày 15 - 19/03 để tham khảo:

1. Thái Lan và In-đô-nê-xi-a ký thỏa thuận chung về mua bán gạo

Chính phủ Thái Lan và In-đô-nê-xi-a dự kiến sẽ ký thỏa thuận chung về mua bán gạo với khối lượng ước tính đạt 1 triệu tấn, chủ yếu là gạo trắng 15% và 25% tấm. Thời gian ký kết dự kiến cuối tháng 03/2021. Tuy nhiên, thỏa thuận chung về mua bán gạo cũng kèm theo nhiều điều khoản, phụ thuộc vào sản lượng gạo 02 quốc gia và giá gạo thế giới.

Trong giai đoạn 2012-2016, Thái Lan bán tổng cộng 925.000 tấn gạo cho Chính phủ In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, khoảng thời gian 05 năm sau đó, không có bất kỳ thỏa thuận chung nào về mua bán gạo giữa 02 quốc gia được ký kết do Chính phủ In-đô-nê-xi-a áp dụng chính sách tự túc (self-sufficient) về giá và tăng sản lượng gạo nội địa.

Thời gian qua, In-đô-nê-xi-a phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung gạo trong nước do thiên tai và ảnh hưởng dịch cúm Covid-19 khiến In-đô-nê-xi-a nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu trong nước và bình ổn giá gạo. Trong năm 2020, Thái Lan xuất khẩu tổng cộng 89.406 tấn gạo tới In-đô-nê-xi-a, tăng 46,3% so với năm trước đó đạt giá trị 2.262 tỉ Bạt, tăng 86,7%.

Trong diễn biến liên quan, Chính phủ Thái Lan tăng cường xúc tiến ký kết thỏa thuận chung về mua bán 1 triệu tấn gạo chủ yếu là gạo trắng và đồ với Chính phủ Bangladesh.

2. Chính phủ Thái Lan triển khai chiến dịch “Made in Thailand”

Chính phủ Thái Lan kỳ vọng chiến dịch “Made in Thailand” nhằm thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm nội địa trong các dự án quốc gia sẽ tạo giá trị kinh tế nội địa đạt 1,77 nghìn tỉ Bạt (tương đương trên 57 tỷ USD). Nhóm doanh nghiệp hưởng lợi từ chiến dịch bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thông qua các chương trình mua sắm của Chính phủ. Các doanh nghiệp kinh doanh, nhà máy và người lao động cũng sẽ được hưởng lợi từ chiến dịch.

Tại thời điểm công bố chiến dịch, khoảng 60,000 nhà máy đã đăng ký với Bộ Công nghiệp; khoảng 05 triệu người lao động làm việc tại nhà máy và các doanh nghiệp SMEs. Chính phủ Thái Lan kỳ vọng chương trình sẽ giúp Thái Lan giảm phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu, hỗ trợ phát triển các sản phẩm nội địa.

3. Chính phủ Thái Lan cần đẩy nhanh việc phân phối vắc-xin Covid-19

Phòng Thương mại Thái Lan (TCC) kiến nghị Chính phủ Thái Lan cần đẩy nhanh việc phân phối vắc-xin Covid-19 và lấy lại lòng tin của cộng đồng. Tiến độ phân phối vắc-xin Covid-19 của Thái Lan hiện chậm hơn các quốc gia khác với khoảng 40.000 mũi vắc-xin/ tháng, một phần nhỏ trong mục tiêu 10 triệu mũi/ tháng đã được Chính phủ đưa ra trước đó hồi tháng 06/2020.

Vắc-xin là một trong những yếu tố quan trọng giúp phục hồi nền kinh tế giữa bối cảnh dịch cúm Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề lên ngành du lịch và dịch vụ. Việc đẩy nhanh phân phối vắc-xin Covid-19 sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp sớm kinh doanh trở lại. Khảo sát gần đây nhất cho thấy hiện có khoảng 600 triệu công ty với 1 triệu lao động đang cần tiêm vắc-xin.

4. Thái Lan thông qua ngân sách năm tài khóa 2022

Nội các Thái Lan ngày 16/3 đã thông qua ngân sách 3.100 tỷ Bạt (khoảng 100 tỷ USD), với mức thâm hụt 700 tỷ Bạt, tăng 15% (tương đương 91 tỷ Bạt) so với năm tài khóa 2021. Ngân sách năm tài khóa 2022 của Thái Lan được hoạch định dựa trên dự báo tăng trưởng kinh tế của đất nước là 3,5% và tỷ lệ lạm phát 0,7-1,7%.

Trong đó, ngân sách đầu tư được duy trì ở mức 20,1% tổng ngân sách, tương đương 624 tỷ Bạt, giảm so với mức 649 tỷ Bạt trong năm tài khóa 2021; 387 tỷ Bạt được phân bổ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng; 548 tỷ Bạt cho phát triển nguồn nhân lực; 733 tỷ Bạt để tạo cơ hội và cân bằng xã hội; 119 tỷ Bạt cho chất lượng cuộc sống và môi trường, và 559 tỷ Bạt dành cho sự quản lý của Chính phủ.

Với khoản ngân sách dành cho đầu tư thấp hơn mức thâm hụt ngân sách, Lãnh đạo Cục Ngân sách Thái Lan cho biết Nội các nước này yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tăng cường đầu tư và một số dự án cơ sở hạ tầng nên nhận đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo quy định, ngân sách năm tài khóa 2022 do Nội các thông qua cần được Quốc hội phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

5. Chỉ số niềm tin kinh doanh tháng 02/2021 thấp nhất trong 26-tháng

Chỉ số niềm tin kinh doanh đạt 29,6 điểm trong tháng 02/2021 – mức thấp nhất trong 26 tháng qua tính từ thời điểm tháng 01/2019. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội khiến niềm tin vào sự phục hồi nền kinh tế sụt giảm và những quan ngại về ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo lắng về thời điểm Thái Lan mở cửa cho khách quốc tế và Chính phủ sẽ sớm thông qua gói kích thích kinh tế nhằm tăng cường chi tiêu và hỗ trợ khối doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ không nên hạn chế việc người dân di chuyển giữa các tỉnh thành vì có thể ảnh hưởng đến chi tiêu đặc biệt đối với các kỳ nghỉ dài ngày.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

3 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

3 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

3 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

3 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

3 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

3 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

3 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

3 năm trước