Dịch Covid-19: Lỡ cơ hội vàng, Mỹ có thành ‘Vũ Hán’ tiếp theo

4 năm trước Nguồn: Báo Mới

Nước Mỹ đã bỏ lỡ giai đoạn vàng? Giai đoạn quan trọng để ngăn chặn dịch Covid-19 đã bị bỏ qua? Tiến sĩ Helen Y. Chu, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Seattle cho rằng, nước Mỹ có thể không còn nhiều thời gian.

 

dich covid 19 lo co hoi vang my co thanh vu han tiep theo

Sáng ngày 3/11, nước Mỹ ghi nhận thêm 312 ca nhiễm Covid-19 mới, đưa tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn quốc lên 1.010, trong đó 31 trường hợp đã tử vong, 36 trong số 50 bang ghi nhận dịch bệnh. (Nguồn: nytimes)

Mỹ ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại bang Washington vào ngày 21/1. Sáu tuần sau, số ca nhiễm mới tăng lên 70, chủ yếu liên quan đến du khách nước ngoài. Số ca nhiễm tăng nhanh chóng từ khi cơ quan y tế công bố trường hợp lây nhiễm cộng đồng đầu tiên tại California (ngày 26/2). Kể từ đó, cùng với số ca nhiễm mới cập nhật hàng ngày ở Mỹ tăng lên hàng chục, sau đó là hàng trăm, có cả tin về những ca tử vong.

Sáng 3/11, nước Mỹ ghi nhận thêm 312 ca nhiễm Covid-19 mới, đưa tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn quốc lên 1.010, trong đó 31 trường hợp đã tử vong, 36 trong số 50 bang ghi nhận dịch bệnh.

Nó đã có ở khắp mọi nơi

Nước Mỹ đã bỏ lỡ giai đoạn vàng? Giai đoạn quan trọng để ngăn chặn dịch Covid-19 đã bị bỏ qua? Tiến sĩ Helen Y. Chu, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Seattle cho rằng, nước Mỹ có thể không còn nhiều thời gian.

Vào cuối tháng 1, trường hợp dương tính với chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) đầu tiên được xác nhận tại Mỹ. Nhưng những câu hỏi quan trọng cần câu trả lời vẫn không được trả lời: Người này có phải đã nhiễm bệnh Covid-19 không? Có phải virus chết người đã và đang ẩn nấp trong các cộng đồng và lan rộng?

Tiến sĩ Helen Y. Chu đã tự tiến hành một chương trình theo dõi như là một phần của dự án nghiên cứu về bệnh cúm. Bà và một nhóm các nhà nghiên cứu đã thu thập gạc mũi từ những cư dân gặp phải các triệu chứng trên khắp vùng Puget Sound thuộc Washington – bang đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.

Để kiểm chứng lại các kết quả nghiên cứu về chủng virus corona mới và việc theo dõi trong cộng đồng, họ cần sự hỗ trợ của các quan chức tiểu bang và liên bang. Nhưng gần như ở mọi nơi mà Tiến sĩ Chu đến bà đều nhận được cái “lắc đầu”, ngay cả khi nhiều tuần trôi qua kể từ khi dịch bệnh bùng phát kinh hoàng ở Vũ Hán và bắt đầu chuyển sang các quốc gia bên ngoài Trung Quốc.

Đến ngày 25/2, bác sĩ Chu và các đồng nghiệp cho rằng, không thể mãi chỉ đứng ngoài quan sát. Họ bắt đầu thực hiện các xét nghiệm về virus SARS-CoV-2 mà không có sự chấp thuận của chính quyền. Và những gì họ tìm thấy đã khẳng định nỗi sợ hãi tồi tệ nhất mà họ từng nghĩ tới. Một “bài kiểm tra” đối với một thanh niên địa phương không có lịch sử du lịch gần đây đã cho thấy, SARS-CoV-2 đến đất Mỹ bằng một con đường chưa thể xác định.

Tiến sĩ Helen Y. Chu cho rằng, có thể chủng mới của virus corona đã ở Mỹ một thời gian mà không được phát hiện. Bà lo ngại cảnh báo về khả năng “nó đã có ở khắp mọi nơi rồi”.

Trên thực tế, các cấp chính quyền chỉ chính thức khẳng định sự tồn tại của Covid-19 sau khi phát hiện hiện SARS-CoV-2 góp phần gây ra cái chết của hai người và tiếp tục giết thêm 20 người khác ở khu vực Seattle trong những ngày tiếp theo.

Như vậy, những cơ hội đầu tiên trong giai đoạn một của dịch bệnh - khi việc ngăn chặn Covid-19 bùng phát dễ dàng hơn, khi có thể đảm bảo được việc xét nghiệm không bỏ sót các trường hợp lây nhiễm, có thể đã bị bỏ qua. Thay vào đó, hiện tại, nhiều bang của nước Mỹ vẫn đang phải chống lại một “kẻ thù trong bóng tối” mà không thể làm cách nào biết được đối thủ đến từ đâu, mạnh như thế nào, trong khi số người nhiễm bệnh vẫn đang tăng dần theo cấp số nhân.

“Nạn nhân” tiếp theo của Covid-19

Ngay cả đến nay, sau khi các vấn đề phát sinh về bộ xét nghiệm Covid-19 và một số quy tắc nặng nề khác đã được giải quyết, các bang như New York, hay California vẫn đang phải vật lộn với việc xét nghiệm rộng rãi cho các trường hợp nghi nhiễm. Sự chậm trễ liên tục đã khiến các bang không thể vẽ được một bức tranh chân thực về quy mô của sự bùng phát dịch bệnh với số bệnh nhân vẫn đang gia tăng theo giờ, Covid-19 đã lan rộng đến ít nhất 36 bang của nước Mỹ và cả Washington, D.C.

dich covid 19 lo co hoi vang my co thanh vu han tiep theo

Seattle đã ghi nhận các trường hợp tử vong do Covid-19 với ổ dịch tập trung tại một viện dưỡng lão. (Nguồn: Reuters)

Tiến sĩ Robert R. Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, khẳng định, hành động nhanh chóng là yếu tố vô cùng quan trọng để chống lại sự bùng phát của dịch Covid-19. “Thời gian vô cùng quan trọng” ông nhắc lại trong một cuộc trả lời phỏng vấn. Tin tưởng vào khả năng đánh bại Covid-19 của Mỹ, bằng hệ thống chăm sóc sức khỏe tích cực và nghiêm ngặt, TS. Redfield nhắc đi nhắc lại hai từ “chặn và giải quyết” và giải thích rằng “nếu tìm thấy một trường hợp mới, phải lập tức cách ly được các nguy cơ lây nhiễm”.

Tuy nhiên, không ít người cho rằng, các quy định hiện hành để bảo vệ quyền riêng tư ở nước Mỹ đôi khi đã cản trở việc triển khai nhanh chóng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc, trong khi các quốc gia khác đã làm được sớm hơn và nhanh hơn. Đối mặt với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở quy mô chưa từng thấy trong một thế kỷ qua, nước Mỹ đã không thể ứng xử nhanh như nó cần phải có.

Ngày hôm qua, các chuyên gia y tế hàng đầu cảnh báo tình hình ở một số nước châu Âu đang diễn biến theo đúng quỹ đạo cuộc khủng hoảng Covid-19 đang làm tê liệt Italy. Số ca nhiễm bệnh ở Italy hiện đã hơn 10.000, biến nước này thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, khiến Chính phủ phải ra lệnh phong tỏa toàn quốc và cấm hơn 60 triệu dân di chuyển giữa các thành phố nhằm ngăn chăn sự lây lan.

Còn Anh hiện mới ghi nhận gần 400 ca nhiễm và 6 trường hợp tử vong. Nước Anh vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp quyết liệt nào để ngăn Covid-19 lây lan với tin tưởng rằng họ có thể nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh.

Tuy nhiên, Giáo sư Mark Handley thuộc Đại học London đã xây dựng một biểu đồ cho thấy, Covid-19 ở Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ đều đang đi theo cùng một quỹ đạo như Italy. Các quốc gia này đều chứng kiến mức tăng ca nhiễm mới hàng ngày khoảng 33%. Tình hình ở nước Mỹ cũng như vậy, chỉ khác là, nước nào sẽ là “nạn nhân” tiếp theo của Covid-19 trước?

 

 

Công viên trước UBND TP HCM mang diện mạo mới

Hàng cây sứ ở Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBND thành phố được thay bằng nhiều loại hoa, mai tứ quý... tạo cảnh quan mới cho khu vực.

1 tháng trước

Đề xuất nâng cấp cao tốc qua Ninh Bình lên 4 làn xe hoàn chỉnh

Tỉnh Ninh Bình đề xuất mở rộng đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 14 km với 4 làn xe hạn chế thành 4 làn hoàn chỉnh, có làn dừng khẩn cấp.

1 tháng trước

Miền Bắc sẽ mưa lạnh dịp Tết Giáp Thìn

Ngày 27-28 tháng chạp, không khí lạnh sẽ tràn đến miền Bắc, mùng 1 Tết thêm đợt tăng cường khiến trời mưa lạnh, vùng đồng bằng dao động 14-23 độ C.

2 tháng trước

Sửa miễn phí hơn nghìn xe máy cho công nhân về Tết

TP HCMNhiều doanh nghiệp, nhà máy tổ chức sửa xe, thay nhớt, phụ tùng miễn phí để công nhân về Tết an toàn.

2 tháng trước

GS Võ Tòng Xuân: Miền Tây có thể sản xuất 4 vụ lúa một năm

GS Võ Tòng Xuân nêu các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với lợi thế nước ngọt quanh năm có thể làm 4 vụ lúa, song một số chuyên gia cho rằng tăng vụ ẩn chứa rủi ro.

2 tháng trước

Bến phà Gót ra đảo Cát Bà sẽ dừng hoạt động từ 1/3

UBND TP Hải Phòng vừa thống nhất dừng bến phà Gót chở khách từ đất liền ra đảo Cát Bà từ ngày 1/3 để thực hiện dự án khu công nghiệp cảng cửa ngõ quốc tế.

2 tháng trước

Khuyến cáo chủ xe đăng kiểm trước hạn

Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ phương tiện tận dụng thời điểm tháng hai và tháng ba đi đăng kiểm sớm trước thời hạn để tránh ùn tắc tại các thành phố lớn.

2 tháng trước

Đà Nẵng khánh thành 3 dự án giao thông gần 2.500 tỷ đồng

Ba dự án giao thông trọng điểm của thành phố đều nằm ở phía Tây, giúp kết nối hệ thống giao thông, cứu hộ cứu nạn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

2 tháng trước