Đến 2050, mạng lưới đường sắt quốc gia sẽ kết nối liên vùng ra sao?

3 năm trước Nguồn: Báo Giao Thông

Quy hoạch mạng lưới đường sắt mới định hướng tầm nhìn đến 2050 sẽ tạo nên mạng lưới đường sắt liên hoàn, kết nối liên vùng.

Đảm bảo kết nối các đầu mối vận tải giữa các vùng, miền, kết nối mạng đường sắt quốc tế

Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT công bố mới đây đã định hướng đến 2050 sẽ hoàn thành kết nối vùng tạo nên mạng lưới đường sắt liên hoàn.

Đến 2050, mạng lưới đường sắt quốc gia sẽ kết nối liên vùng ra sao?

Tuyến đường sắt Bắc - Nam trên trục dọc, từ đây sẽ có các tuyến nhánh, kết nối

Theo tư vấn lập quy hoạch, mạng lưới đường sắt hiện tại đi qua 34/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiện còn 29 tỉnh chưa có kết nối trực tiếp bằng đường sắt. Nếu xét trên phương diện kết nối vùng thì hiện tại còn vùng Tây Nguyên (5 tỉnh) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh) chưa có tuyến đường sắt đi qua. Tuy nhiên, ngay cả các vùng đã có đường sắt kết nối đến thì vẫn còn 11 tỉnh chưa có đường sắt kết nối, trong đó miền núi phía Bắc có 9 tỉnh, Đông Nam bộ có 2 tỉnh.

Quy hoạch đường sắt trước đây và cả chiến lược phát triển đường sắt đưa ra nhiều tuyến mới, hình thành mạng đường sắt từ trục dọc Bắc - Nam đến các tuyến nhánh, kết nối. Trong đó có đường sắt từ TP.HCM đến Cà Mau. Tuy nhiên, tại phương án quy hoạch mới, chỉ đưa vào tuyến TP.HCM - Cần Thơ, còn từ Cần Thơ đến Cà Mau không đưa vào nữa vì đoạn tuyến này không có mật độ vận tải dự báo đủ lớn.

Vì vậy, tại quy hoạch lần này, về phân bố không gian mạng lưới đường sắt quốc gia được hoạch định theo các hành lang chính có nhu cầu vận tải khối lượng lớn cả hành khách và hàng hóa (11/30 hành lang vận tải), trên cơ sở phân bổ nhu cầu vận tải phù hợp ưu thế của từng phương thức, đảm bảo kết nối các đầu mối vận tải giữa các vùng, miền, kết nối mạng đường sắt quốc tế.

Cụ thể, tuyến đường sắt xương sống trên trục dọc Bắc - Nam; Các tuyến đường sắt kết nối với 2 khu đầu mối đường sắt Hà Nội, TP.HCM; Đường sắt kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia; Đường sắt dọc các tỉnh Tây Nguyên; Các tuyến nhánh, đường sắt chuyên dùng kết nối đến các đầu mối giao thông (đô thị, cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, trung tâm logistics, khu vực sản xuất, cảng hàng không...).

Riêng hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch vùng đảm nhận vận tải hành khách khối lượng lớn, kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia tại các ga đầu mối.

Đến 2050, mạng lưới đường sắt quốc gia sẽ kết nối liên vùng ra sao?

Sơ đồ mạng lưới đường sắt tầm nhìn đến năm 2050

Định hướng đến 2050 tạo nên mạng lưới đường sắt liên hoàn

Cũng theo tư vấn, quy hoạch mới đã định hướng tầm nhìn đến năm 2050 đầu tư hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt kết nối cảng biển, sân bay; Triển khai đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới đưa tổng chiều dài mạng lưới đường sắt là 6.354 km với 25 tuyến chính, đảm bảo kết nối 6/6 vùng kinh tế của cả nước, kết nối 48/63 địa phương, các cảng biển, cửa khẩu và kết hợp với hệ thống đường sắt đô thị để tạo nên mạng lưới đường sắt liên hoàn.

Theo đó, giai đoạn 2021-2030, cùng với cải tạo, nâng cấp 7 tuyến đường sắt hiện có, định hướng đầu tư 9 tuyến đường sắt mới, trong đó ưu tiên 2 khu đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Giai đoạn sau 2030, đối với các tuyến đường sắt mới, quy hoạch định hướng tiếp tục hoàn thành các tuyến đường sắt trên các hành lang trọng yếu như: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trên các khu đoạn còn lại (đoạn Vinh - Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2040 và đoạn Đà Nẵng - Nha Trang hoàn thành vào năm 2050); Hoàn thành tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, Dĩ An - Lộc Ninh, TP.HCM - Cần Thơ, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng.

Cùng đó, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng theo nhu cầu thực tế: Đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long), Hạ Long - Móng Cái; Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái; Đường sắt từ cảng Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo kết nối với Lào; TP.HCM - Tây Ninh.

Đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Chơn Thành), trong đó ưu tiên đoạn Đắk Nông - Chơn Thành); Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, dài khoảng 84km theo nhu cầu phục vụ du lịch.

Hoàn thành nạo vét khu bến Lạch Huyện, sẵn sàng đón tàu lớn

Độ sâu luồng và khu nước trước bến cảng Lạch Huyện hiện tại đáp ứng cho việc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 145.000 DWT vào rời bến cảng.

1 năm trước

Vì sao hai liên danh không trúng gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành?

Ngoài công bố đơn vị trúng thầu, ACV cũng thông tin về hai liên danh nhà thầu trượt gói thầu gần 35.000 tỷ đồng nhà ga sân bay Long Thành.

1 năm trước

Chuyện “gõ cửa từng nhà” để dân nhường đất làm sân bay Long Thành

Cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống huyện, xã, ấp tại Đồng Nai đã cùng gõ cửa từng nhà, vận động người dân sớm di dời, nhường đất phục vụ dự án.

1 năm trước

Hơn 410 nghìn khách qua sân bay Nội Bài 4 ngày nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, sân bay Nội Bài dự kiến sẽ đón 410 nghìn lượt khách.

1 năm trước

Xây dựng phương án chạy chung tàu đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia

Bộ GTVT yêu cầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án chạy tàu chung đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia khu vực Hà Nội.

1 năm trước

Vietur chính thức trúng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ

Sau thời gian chấm thầu, đến nay gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ chính thức về tay liên danh nhà thầu Vietur.

1 năm trước

Thu không đủ chi, nhiều trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa

Lượng xe đăng kiểm sụt giảm nghiêm trọng, trong khi giá dịch vụ kiểm định đã không đổi 10 năm qua khiến nhiều trung tâm đăng kiểm lao đao.

1 năm trước

Người dân thích thú trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội

Ở các điểm cho thuê xe đạp công cộng trong ngày đầu Hà Nội tổ chức thí điểm đã thu hút đông người dân biết tới và sử dụng.

1 năm trước