Dầu diệt khuẩn sinh học: Ý tưởng từ… thịt trâu gác bếp

3 năm trước Nguồn: Báo Mới

GD&TĐ - Mộc là tên một sản phẩm bắt nguồn ý tưởng từ… thịt trâu gác bếp. Nó là một loại dầu sinh học từ rơm rạ, bã mía, phụ phẩm nông nghiệp…

Nhóm tác giả cùng cô hướng dẫn Lê Thị Kim Phụng (váy hoa đứng giữa).

Loại dầu này có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc để bảo vệ đồ gỗ nói riêng và tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ cellulo nói chung với độ bền vượt trội, không ảnh hưởng đến môi trường.

Tại sao thịt trâu để gác bếp lâu hỏng

Nhóm tác giả gồm nữ sinh viên Trần Linh Chi (ĐH Bách khoa TPHCM) cùng ba chàng trai Nguyễn Bá Mạnh Khang, Võ Lê Việt Khải và Lê Thành Đức (ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM) đã sáng chế thành công dầu từ rơm rạ để bảo quản đồ gỗ chống ẩm mốc, mối mọt. Từ đó có thể ứng dụng để bảo quản sách vở, đồ dùng bằng gỗ lên đến vĩnh cửu mà không lo hỏng do thời gian.

Nhóm tình cờ tham gia lớp học ngắn ngày về điều chế hương liệu. Sau đó, họ trở thành đồng đội trong cuộc thi Bach Khoa Innovation 2020. 

Câu chuyện bắt đầu từ thắc mắc của bạn Trần Linh Chi: "Làm sao miếng thịt trâu chỉ để trên gác bếp mà có thể rất lâu không hỏng?". Bật ra câu hỏi với cô sinh viên ngành Hóa học là: "Chỉ có khói bếp hun khô mà có thể giúp cho thời gian giữ thịt khá dài, chất gì trong đó đã giúp bảo quản thịt?".

Từ ý tưởng đã thôi thúc bạn tìm tòi nghiên cứu. Linh Chi tìm đến giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Lê Thị Kim Phụng, giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường ĐH Bách khoa. Sự thắc mắc, tò mò của Linh Chi nêu ra ngay lập tức trở thành mục tiêu nghiên cứu cho cả nhóm. Chuỗi ngày ăn ngủ với phòng thí nghiệm bắt đầu.

"May mắn là các thầy cô thương và giúp hết mình chứ sinh viên nghèo tiền đâu mua vật liệu, thuê phòng thí nghiệm" – Chi cười: "Tuy nhiên, cái khó của nhóm là ngoài việc lo bài vở trên lớp, các bạn học hai trường khác nhau nên chỉ gặp nhau sau giờ học".

"Hầu như ngày nào tụi mình cũng rời phòng thí nghiệm lúc 21 giờ, là mốc thời gian cuối ngày phải ra khỏi đó theo quy định, chứ nếu cho ở lại chắc cũng ở rồi" – Khang, một thành viên của nhóm cho biết.

Nhóm phân chia cho các thành viên từng công việc, nghiên cứu tài liệu từ trong nước đến ngoài nước. Đáp án dần hé mở khi cả nhóm nhận ra nguồn nguyên liệu để thực hiện nghiên cứu trong nước khá dồi dào. Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, bã cà phê… rất lớn nhưng nhiều nơi chỉ vứt bỏ. Đây là nguồn nguyên liệu không những dễ tìm mà còn ít tốn kém.

Quá trình khí hóa các phế phụ phẩm nông nghiệp để chuyển hóa thành năng lượng như dùng cho máy phát điện lại tạo ra sản phẩm phụ là dầu sinh học. Thế nhưng, phụ phẩm này lại là nguồn nguyên liệu đặc biệt mà nhóm nghiên cứu dùng để chiết xuất và tách các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên này qua các quá trình lắng, lọc, ly tâm và sử dụng dung môi xanh để trích ly, trao đổi dung môi và pha loãng. 

Chính các hợp chất này được pha loãng với nồng độ phù hợp đã trở thành sản phẩm có tính năng kháng nấm, mốc và ố màu trên các vật liệu có nguồn gốc từ cellulose.

Quá trình thử nghiệm với điều kiện nuôi cấy nấm ở phòng thí nghiệm và trên bề mặt gỗ trong môi trường tự nhiên, kết quả nhận lại vỡ òa khi khả năng kháng nấm, mốc lên đến hơn 90%. Nhóm đặt tên sản phẩm là Mộc, vừa là nguyên liệu chế tạo mộc mạc, vừa là sản phẩm dùng cho đồ vật có nguồn gốc từ mộc, gỗ.

Trần Linh Chi cho hay, hiện nhóm vẫn tiếp tục nghiên cứu vì dù đã thử nghiệm nhiều tỉ lệ, dung dịch để pha tinh dầu tạo nhiều mùi khác nhau song "mùi khói đặc trưng" của sản phẩm còn nặng. Điều đó không phải người dùng nào cũng thích và cần cải tiến để đạt độ thẩm mỹ hơn.

Nhóm khá tự tin với sản phẩm kháng nấm mốc của mình khi nghiên cứu các sản phẩm khác trên thị trường. Với những gì tìm được, nhóm tác giả cho rằng có thể dùng các chất chiết xuất được trộn vào bột gỗ cho quá trình sản xuất gỗ công nghiệp dùng phổ biến hiện nay sẽ giúp kháng nấm, mốc cho gỗ thành phẩm.

"Dùng nguồn dầu có giá trị thấp để tạo nên sản phẩm có giá trị cao hơn. Ngay cả lượng chất thải rắn còn lại sau quá trình khí hóa cũng có thể dùng cải tạo đất nông nghiệp, hoàn toàn không bỏ phí bất cứ thứ gì. Tụi mình sẽ nghiên cứu tiếp, kiểm nghiệm và hoàn thiện để có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm nhất", Linh Chi cho biết.

"Các sản phẩm được tạo ra từ gốc cellulose như gỗ, giấy… rất dễ hỏng theo thời gian. Nấm gỗ không chỉ làm hư hại sản phẩm mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người qua bệnh lao, bệnh cơ hội và thậm chí làm tử vong. Trong khi đó, sản lượng gỗ khai thác tại Việt Nam mỗi năm đạt 14,5 triệu m3, tạo ra giá trị 1,6 tỷ USD cho các ngành công nghiệp tạo sản phẩm từ gốc cellulose và 1 tỷ USD chỉ riêng cho các sản phẩm giấy. Nếu tạo ra được cách bảo quản gỗ, giấy vĩnh viễn thì sẽ là một cuộc cách mạng thực sự", Nguyễn Bá Mạnh Khang cho hay.

Sinh viên Lê Thành Đức, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, trên thị trường trong nước có nhiều sản phẩm với công dụng tương tự. Tuy nhiên, chúng được điều chế từ hóa chất chứ không phải nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Qua khảo sát, nhóm tự tin cho biết, đây là dung dịch độc nhất, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Thế mạnh của sản phẩm là nguyên liệu đầu vào có giá trị thấp, dung dịch tạo ra có hiệu năng cao. Vì thế, nó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác. Ngoài ra, quá trình khí hóa giúp lượng chất thải sau sản xuất cũng có thể dùng để cải tạo đất nông nghiệp, gần như mọi quá trình đều thân thiện với môi trường.

Sản phẩm không chỉ dừng lại ở bảo quản gỗ, giấy. Nó còn có thể ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, như giấy, dệt may bởi tính kháng khuẩn của sản phẩm rất cao. Sản phẩm độc đáo và hiệu quả bởi không có bất cứ thành phần hóa học nào gây hại cho môi trường và sức khỏe, có độ bền cao, nguồn nguyên liệu phong phú, giá thành rẻ, có thể tận dụng được các phòng thí nghiệm trong các nhà trường để sản xuất.

Điểm trừ của sản phẩm hiện nay là dung dịch vẫn tạo mùi khó chịu. Thách thức đặt ra trong thời gian tới là phải nghiên cứu cải thiện mùi, tạo ra thiện cảm tốt hơn cho người dùng.

Lúa tím MS2019 Master Ruma thích nghi tốt trên đất Vĩnh Long

Đến nay, qua 3 vụ sản xuất khảo nghiệm trên 35 ha, lúa tím MS2019 Master Ruma thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương.

3 năm trước

“Bơm” 17.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thực hiện thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều hoạt động sản xuất, văn hóa, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường được tổ chức hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

3 năm trước

Hiệu quả từ cây, con giống chất lượng cao

Hà Nội đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2020 đạt 4,12% trở lên và phát triển bền vững trong các năm tiếp theo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những giải pháp hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô là tập trung khảo nghiệm, thử nghiệm, chọn lọc đưa các giống cây trồng, vật nuôi, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

3 năm trước

Quảng Ngãi: Nắng hạn cỡ nào mà ngân sách chi tiền tỷ để đào giếng lấy nước cho dân dùng?

Trước tình trạng nắng nóng khốc liệt kéo dài nhiều tháng qua, dẫn đến hàng loạt giếng nước sinh hoạt tại nhiều khu dân cư trơ đáy, vì vậy chính quyền thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã chi ngân sách hơn 2 tỷ đồng để khoan giếng, lấy nước sinh hoạt cho người dân địa phương này

3 năm trước

Sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch

Sáng 2.7, HTX Chế tác đá hoa cương Bảo Thắng Phù Mỹ (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ) tổ chức lễ khánh thành một số công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững và trụ sở mới của HTX.

3 năm trước

Tổng Công ty CP Vật tư nông nghệp Nghệ An: Nhà đầu tư chiến lược của nhiều đơn vị

Sau cổ phần hóa, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An là đơn vị hiếm hoi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giữ vững thương hiệu, phát triển mạnh mẽ và thâu tóm nhiều công ty khác.

3 năm trước

Rừng Mồng Gà tơi tả sau 2 đêm bùng cháy

Đám cháy rừng Mồng Gà xã Sơn Trà, huyện Hương Trà lan rộng và bùng phát giữ dội bất chấp nỗ lực chữa cháy suốt đêm của hàng trăm người.

3 năm trước

Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu

Ngày 24/6, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, đề xuất định hướng ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030”.

3 năm trước