Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao: Tập trung giải quyết 5 vấn đề lớn

4 năm trước Nguồn: Báo Thương Hiệu Việt

THCL - GS.TS. Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ trình độ cao để phát triển nền nông nghiệp là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn đang đặt ra. Căn cứ tình hình thực tế và thực trạng công tác đào tạo hiện nay, thời gian tới, cần tập trung giải quyết 5 vấn đề lớn.

 Ảnh minh họaẢnh minh họa

Luật số 21/2018/QH12 – Luật Công nghệ cao đã xác định tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực sau: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ tự động hóa. Tại Quyết định 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các ngành đào tạo về công nghệ cao được xác định là các ngành ưu tiên đào tạo, bao gồm: Công nghệ thông tin; Công nghệ cơ điện tử và tự động hóa; Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu mới và một số ngành, nghề kỹ thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đã được áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo theo Công văn số 5444/BGDĐT-GDDH ngày 16/11/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành công nghệ nông nghiệp năm 2019 là 65.409 chỉ tiêu, chiếm 15,5% tổng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành trong cả nước. Ngành Công nghệ thông tin có số lượng chỉ tiêu lớn nhất với 29.106 chỉ tiêu, chiếm 44,5% tổng chỉ tiêu của nhóm, cho thấy vị trí và vai trò dẫn dắt của ngành trong lĩnh vực công nghệ.

Theo GS.TS. Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tuy quy mô tuyển sinh và đào tạo nhóm ngành công nghệ và nông nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng quy mô của cả nước, nhưng đội ngũ giảng viên và chất lựng đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, hiện các trường đại học trong cả nước chỉ cung cấp cho thị trường lĩnh vực này khoảng 110.000 kỹ sư/năm nhưng trên thực tế, c hỉ khoảng 10% sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể phục vụ tốt ngành này. Điều này dẫn đến tình trạng, mặc dù thiếu nhân lực nhưng các doanh nghiệp phần mềm không thể tuyển dụng được ngay số lượng nhân viên như mong muốn.

Cùng với Công nghệ thông tin, công nghệ sinh họa được coi là làn sóng thứ 5 trong lịch sử phát triển của khoa học công nghệ nhưng chúng ta lại đang thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, xứng tầm. Chính vì thế, mặc dù mạng lưới phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học được thành lập ở nhiều nơ nhưng đến nay vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu và ứng dụng.

Một thực tế nữa khiến nguồn nhân lực công nghệ nói chung và công nghệ cao nói riêng vẫn yếu kém về chất lượng là do năng lực ngoại ngữ, khả năng giao lưu quốc tế của phần lớn đội ngũ khoa học trong nước còn tương đối hạn chế. Theo một kết quả điều tra, chỉ có dưới 50% cán bộ khoa học có tham dự các hội nghị khoa học công nghệ quốc tế và quan hệ thường xuyên với cộng đồng khoa học quốc tế. Điều này cho thấy, khả năng năng lực tham gia hội nhập quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

GS.TS. Phạm Văn Cường cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ trình độ cao để phát triển nền nông nghiệp là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn đang đặt ra. Căn cứ tình hình thực tế và thực trạng công tác đào tạo hiện nay, thời gian tới, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, trong nghiên cứu cũng như đào tạo, cần phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực công nghệ cao chủ chốt như công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ thông tin, với việc phát huy các kiến thức, kinh nghiệm truyền thống trong nông nghiệp. Thúc đẩy quá trình hợp tác trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ nông nghiệp.

Hai là, xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo, đào tạo lại nhân lực công nghệ nông nghiệp từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau; xây dựng cơ chế thanh toán theo số lượng và chất lượng người học tốt nghiệp; xây dựng Chương trình mục tiêu về đào tạo và đào tạo lại nhân lực công nghệ nông nghiệp; ban hành chuẩn năng lực công nghệ nông nghiệp cho từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Có chính sách hỗ trợ trong nghiên cứu và đào tạo ngành nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ hình thành và phát triển vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, tạo hệ sinh thái cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Ba là, cần xây dựng các mô hình đào tạo thành các công viên công nghệ nông nghiệp hay thung lũng công nghệ nông nghiệp trong liền kề với các trường đại học hoặc liên kết với các trường đại học phục vụ việc tăng cường liên kết trong đào tạo, đổi mới sáng tọa nông nghiệp, nâng cao giá trị cạnh tranh của chuỗi giá trị nông nghiệp, gắn kết giữa đạo tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề công nghệ nông nghiệp, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bốn là, các cơ sỏ đào tạo cần phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp công nghệ cao để tự đánh giá, cải tiến chương trình đào tạo công nghệ cao nông nghiệp, đồng thời cập nhật nội dung mới đưa vào chương trình giảng dạy, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo…

Năm là, cần có những định hướng, chính sách, chế độ đãi ngộ với giảng viên nghiên cứu và giảng dạy về nông nghiệp công nghệ cao, chính sách về tuyển dụng, đào tạo, thu hút sinh viên vào học ngành công nghệ nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề nông nghiệp công nghiệp cao…

Thái Bình

Thanh Hoá : Hai doanh nghiệp được tôn vinh ở phạm vi Quốc gia

THCL - Trong số các doanh nghiệp được tặng Giải Vàng chất lượng Quốc gia năm 2020 và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có hai doanh nghiệp được tôn vinh.

4 năm trước

Hà Nội: Hà Nội tích cực cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh

THCL - Trong 2 năm (2018 và 2019), Thành phố Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 7,5 tỷ USD (năm 2018) và 8,669 tỷ USD (năm 2019). Tính đến nay, vốn đầu tư còn hiệu lực là 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 28,5 tỷ USD.

4 năm trước

Đồng Nai: LDG Group bị phạt 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng

THCL - Do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG - LDG Group có hành vi chiếm 401 thửa đất để sử dụng trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định,… nên UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt công ty này 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng,…

4 năm trước

Khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam

THCL - Ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam (http://fta.moit.gov.vn/) để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội mà các Hiệp định mang lại, đặc biệt là các FTA thế hệ mới gồm CPTPP và EVFTA.

4 năm trước

EVN - EVNNPC ủng hộ 3 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non xã Mỹ Tân, tỉnh Thanh Hóa

THCL - Tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội bà Tòng Thị Phóng đã tham dự Lễ khởi công lớp học Trường Mầm non xã Mỹ Tân. Đây là công trình có sự tham gia đóng góp cuả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) với kinh phí 3 tỷ đồng.

4 năm trước

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái

THCL - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.

4 năm trước

Việt Nam là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới

THCL - Năm 2020, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới do Brand Finance xếp hạng. Nhờ thành tích chống dịch Covid-19, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới.

4 năm trước

OCOP – Lan tỏa chiến lược nâng cấp sản phẩm nông nghiệp địa phương

THCL - Tại Vĩnh Phúc, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đã giúp khai thác thế mạnh của mỗi địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản.

4 năm trước