Đại biểu Quốc hội truy 'tính hai mặt' của thủy điện

3 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Thừa nhận tác động của thủy điện tới đất rừng, nước, dòng chảy là có, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết sẽ siết chặt việc phát triển thủy điện để giảm thiểu tác động môi trường trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội truy tính hai mặt của thủy điện - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình về phát triển thủy điện - Ảnh: TTXVN

Giải trình về vấn đề phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trường tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 4-11, ông Trần Tuấn Anh cho hay hiện có 429 đập và công trình thủy điện, trữ 56 tỉ m3 nước, công suất phát điện 20.000MW, chiếm 37% tổng nguồn điện.

Không tránh khỏi "bất cập"

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc quản lý thủy điện đã được Quốc hội quan tâm đặc biệt, đưa vào chuyên đề giám sát nên hằng năm có quản lý kiểm tra đầy đủ về an toàn hồ đập, vận hành hệ thống, tham gia phòng chống thiên tai, phân cấp quản lý. Bộ trưởng khẳng định từ năm 2016 đã tuyệt đối không bổ sung bất cứ thủy điện nhỏ nào chiếm đất rừng tự nhiên, 472 dự án thủy điện và 8 dự án thủy điện bậc thang, 213 dự án tiềm năng cũng được đưa ra khỏi quy hoạch.

Về vận hành thủy điện và an toàn hồ đập, ông Trần Tuấn Anh nói hiện có nhiều quy định liên quan, phân cấp rõ trách nhiệm, yêu cầu chủ đập giám sát vận hành, đo mưa, lượng xả từ đập xuống hạ du với nguyên tắc không vượt quá lượng nước về hồ, thực hiện theo phương án phòng chống lụt bão...

Tuy vậy, bộ trưởng Bộ Công thương cũng thừa nhận không tránh khỏi chuyện một số địa phương thực thi còn bất cập, ví dụ như thủy điện Hố Hô năm 2016 xả lũ vượt quá mức về hồ, lực lượng chức năng xử lý kiên quyết, thu giấy phép hoạt động và phạt.

Đánh giá về tác động của thủy điện đến bão lũ, sạt lở đất trong thời gian vừa qua, ông Trần Tuấn Anh nói những địa điểm xảy ra sạt lở đều gắn chặt tính dị thường và cực đoan của thời tiết với lượng mưa lên tới hàng nghìn milimet, tác động đến cấu tạo địa chất và điều kiện đất đai, gây ra sụt lở nghiêm trọng.

Nhiều đại biểu lo ngại

Trước đó, đại biểu tỉnh Điện Biên Trần Thị Dung, ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng có tình trạng nhà đầu tư đã lợi dụng dự án thủy điện nhỏ để phá rừng, lấy gỗ thu lợi ngoài kiểm soát của chính quyền, gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Nhìn nhận từ góc độ thúc đẩy kinh tế gắn với phát triển bền vững, bà Vũ Thị Lưu Mai - ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách - cho rằng bên cạnh lợi ích kinh tế, hoạt động của thủy điện nhỏ tác động rất nghiêm trọng đến quá trình phát triển bền vững, làm thay đổi căn bản đặc tính của đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, phá hủy vĩnh viễn địa hình, gây xói mòn, sạt lở nghiêm trọng. Trong khi việc trồng rừng thay thế rừng tự nhiên là rất khó.

"Trên toàn quốc còn hơn 24.000 hộ dân sống trong rừng phòng hộ và đầu nguồn dẫn đến phá rừng, canh tác trái phép. Chúng ta đã và đang phá hủy mối quan hệ cộng sinh giữa con người và thiên nhiên, cái giá phải trả là quá đắt", bà Mai đề nghị cần phân bổ nguồn lực tương ứng để bảo vệ, phát triển rừng.

Trong khi đó, tranh luận với bộ trưởng Bộ Công thương, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhấn mạnh đến yếu tố lợi - hại của hệ thống các thủy điện nhỏ. Ông Quốc lo ngại trong thời gian 40-50 năm nữa, khi các dự án đã hết khấu hao, không còn hiệu quả kinh tế, những công trình xây ở nơi rừng sâu núi thẳm này sẽ là "một quả bom nổ chậm" và ông đặt câu hỏi "Nguồn tài lực nào, nguồn nhân lực nào quản lý?". Ông Quốc đề nghị: "Ngay từ bây giờ ngành công thương, tài nguyên môi trường cũng phải quan tâm đến, có chế tài để bảo đảm chúng ta có nguồn lực để giải quyết vấn đề hậu quả".

Không phủ nhận các dự án thủy điện có liên quan đến việc mất rừng đầu nguồn, thảm thực vật, biến đổi địa chất, song ông Trần Tuấn Anh cho rằng trước diễn biến dị thường thời tiết, cần đưa ra cảnh báo sát hơn, có bản đồ cảnh báo sạt lở... để ứng phó tốt hơn.

Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định sẽ làm việc với các địa phương, các bộ, ngành để nghiên cứu cụ thể, đánh giá về những mặt còn hạn chế và những mặt tích cực để từ đó có tham mưu chính sách với Chính phủ.


Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

3 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

5 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

6 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

6 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

6 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

6 tháng trước