Công nghiệp phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp: Bước phát triển tích cực

4 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Với khoảng 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, trong đó một số ngành hàng có công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5-7%... phần nào cho thấy công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã đạt được những bước phát triển tích cực.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã đạt được những bước phát triển tích cực. Với máy động lực, chúng ta đã sản xuất hàng loạt động cơ diesel đến 30 mã lực, chiếm khoảng 30% thị phần trong nước, động cơ xăng cỡ nhỏ các loại phục vụ sản xuất; nhiều loại bơm nước cho thuỷ lợi và đời sống; máy kéo 4 bánh 24 - 45 mã lực, máy cày tay đến 18 mã lực cùng với một số loại máy công tác theo nhu cầu và tập quán từng địa phương...

cong nghiep phuc vu nong lam ngu nghiep buoc phat trien tich cuc

Việc phát triển máy công nghiệp phục vụ nông, lâm nghiệp đã góp phần tăng năng suất lao động - Ảnh Internet

Điển hình như Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), từ chỗ chỉ có một vài loại động cơ, đến nay VEAM đã sản xuất hàng chục loại cỡ nhỏ chạy bằng xăng, diesel, công suất từ 6 - 24 ML phục vụ trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm thương hiệu VEAM được đánh giá có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, có sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Philippines, Myamar, Lào, Campuchia…

Theo đánh giá của đại diện Công ty TNHH MTV Ðộng cơ và máy nông nghiệp miền Nam, nếu nói về chất lượng cũng như sản lượng của máy động cơ nông nghiệp công suất nhỏ ở khu vực hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau hãng Kubota - Thương hiệu Nhật Bản, sản xuất ở Thái Lan.

Với lĩnh vực máy nông nghiệp và thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ sản, Việt Nam đã sản xuất hàng loạt công cụ sạ lúa cầm tay, máy cấy 4 - 6 hàng, máy gặt đập lúa liên hợp, máy thu hoạch ngô... Các mô hình chăm sóc, bốc xếp mía, máy đốn, hái chè búp tươi... đã phát huy hiệu quả góp phần nâng cao mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Nhờ công nghiệp chế biến, nông sản tăng trưởng mạnh, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 8-10%/năm; góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, Việt Nam đã tiến lên nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho hơn 300.000 lao động nông thôn, đồng thời đưa nông nghiệp khu vực phía Bắc hội nhập thành công với thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng thẳng thắn nhìn nhận, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta chưa tương xứng với tiềm năng. Phần lớn sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến được xuất khẩu ở dưới dạng sơ chế thô. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, trong định hướng chính sách và giải pháp phát triển đối với ngành công nghiệp phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, Bộ Công Thương cho hay, cần đẩy mạnh công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, thông qua việc tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu triển khai các sản phẩm máy cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo hướng tăng giá trị tạo ra trong nước thông qua một số giải pháp như: Thực hiện tái cấu trúc vùng nguyên liệu gắn với sự hình thành và phát triển của nhà máy chế biến; tập trung phát triển chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm nông nghiệp lợi thế, sản phẩm truyền thống, đặc sản vùng miền… thành các sản phẩm có giá trị gia tăng.

Việt Nam hiện đã có hơn 90% số máy xay xát lúa, đánh bóng gạo, có công suất 4 - 48 tấn/giờ; máy sấy công suất 30 - 200 tấn/mẻ, do doanh nghiệp trong nước chế tạo đạt trình độ công nghệ tiên tiến; không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước ASEAN, châu Mỹ, châu Phi…

Cuộc chiến giữ rừng Bắc Hải Vân

Bị dọa giết, bị đâm chém, bị đốt xe, lương tháng hơn ba triệu đồng, đội bảo vệ chuyên trách đôi khi phải đổ máu để giữ màu xanh của rừng.

3 năm trước

Đà Nẵng: Rừng vẫn cháy, lực lượng chức năng đã... về nhà nghỉ

Rạng sáng 26/5, ngọn lửa vẫn bùng cháy, lan rộng một vệt dài từ trên xuống dưới trên núi Sọ nhưng lực lượng chức năng không còn có mặt tại hiện trường.

3 năm trước

Sư tử ôm chầm lấy ân nhân cứu mạng sau gần 2 năm bị chia cắt

Con sư tử tỏ ra vui mừng và đã ôm chầm lấy ân nhân cứu mạng qua song sắt. Nhiều người tỏ ra rất xúc động khi được chứng kiến khoảnh khắc đoàn tụ của cả hai.

4 năm trước

Rừng gỗ lim “độc nhất vô nhị” của lão nông Hà Tĩnh

Khu rừng lim với hơn 300 cây thẳng tắp xanh ngút ngàn sừng sững suốt hàng chục năm qua. Dưới tán rừng ấy, người ta luôn thấy thấp thoáng bóng dáng của lão nông Trần Văn Sơn.

4 năm trước

Singapore xây cầu vượt cho động vật hoang dã

Sau 2 năm rưỡi xây dựng, cầu Mandai Wildlife vừa chính thức ra mắt và chỉ dành riêng cho động vật hoang dã.

4 năm trước

Lớp phủ chống lửa – Phương pháp mới bảo vệ ngôi nhà do cháy rừng

Các tấm phủ được làm từ tấm nhôm mềm dẻo và sợi thủy tinh gắn kết với nhau bằng keo sợi acrylic để hình thành một hàng rào chống lửa có khả năng chịu sức nóng lên tới 550 độ C.

4 năm trước

Trồng lại rừng thông trên đất rừng bị lấn chiếm trái phép

Hơn 1.500 cây thông ba lá đã được trồng lại trên khu vực đất rừng bị lấn chiếm, phân lô và rao bán trái phép, tại tiểu khu 266B, thuộc địa bàn phường 3, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), vừa được cơ quan chức năng tiến hành giải tỏa “nóng”.

4 năm trước

Ứng dụng các công nghệ, vật liệu mới cho ngành chế biến gỗ

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc và thiết bị công nghiệp chế biến gỗ (VietnamWood 2019) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, mới đây hội thảo về “Vật liệu và ứng dụng thực tế trong dự án thiết kế nội thất gỗ” đã được do Tạp chí văn hóa doanh nhân (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI) tổ chức.

4 năm trước