Có nên xây sân bay thứ hai ở Hà Nội?

4 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Mới đây Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội kiến nghị phương án bố trí sân bay thứ hai cho vùng thủ đô Hà Nội. Đây là sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai.

Có nên xây sân bay thứ hai ở Hà Nội? - Ảnh 1.

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang được quy hoạch mở rộng đến năm 2050 đạt công suất 100 triệu hành khách/năm - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, các chuyên gia cho rằng việc quy hoạch sân bay ở đâu là vấn đề lớn, cần các bộ ngành liên quan phối hợp nghiên cứu kỹ.

TS Trần Quang Châu (chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ hàng không Việt Nam):

Sân bay thứ hai là dành cho tương lai

Có nên xây sân bay thứ hai ở Hà Nội? - Ảnh 2.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và dự báo của cả nước, Hà Nội và sự tăng trưởng hàng không của Việt Nam, khu vực và thế giới thời gian qua, tôi thấy đề xuất của Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội cũng có cơ sở. Hà Nội rộng như thế, nếu có thêm được một sân bay nữa trong tương lai cũng là tốt.

Nhưng chuyện chọn vị trí sân bay ở đâu, khi nào đầu tư lại là câu chuyện rất lớn vì liên quan đến an ninh quốc phòng. 

Bởi việc khai thác bầu trời giữa quân sự và dân sự, phương thức khai thác bay của sân bay Nội Bài, Gia Lâm, các sân bay xung quanh đều phải được tính toán kỹ để giải quyết.

Ngoài ra, đặt sân bay ở đâu thì cần tính toán độ cao mặt đất trong bối cảnh có những tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu đi lại, kết nối các loại hình giao thông, trong đó có đường sắt đô thị. 

Vì vậy chưa thể có câu trả lời cụ thể nên quy hoạch sân bay tại đâu, dù có thể khi làm quy hoạch vùng thủ đô thấy những khu vực đó đất rộng nên dự tính đặt sân bay. 

Việc này cần giải quyết bài toán tổng hợp, cần sự ngồi lại giữa hàng không dân dụng, quân đội, TP Hà Nội và các cơ quan liên quan để lập một tổ chức thực hiện nghiên cứu, khảo sát, tính toán cụ thể dựa trên nhiều tiêu chí liên quan.

TS Nguyễn Bách Tùng (nguyên chủ tịch kiêm giám đốc Công ty Xây dựng công trình hàng không, Bộ Quốc phòng):

Phải thật thận trọng

Có nên xây sân bay thứ hai ở Hà Nội? - Ảnh 3.

Theo tôi, trước mắt Hà Nội chưa cần thêm một sân bay dân dụng. Nhưng trong tương lai với thủ đô, nhất là vùng thủ đô đông dân như Hà Nội cũng nên có thêm một sân bay để hỗ trợ. 

Và việc đề xuất quy hoạch vị trí sân bay là để phục vụ nhu cầu phát triển trong tương lai, chứ không phải là đầu tư ngay.

Về vị trí, theo tôi đọc trên báo thấy Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội dẫn đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung thuyết minh đồ án có nghiên cứu 4 phương án về vị trí đặt sân bay thứ hai cho Hà Nội gồm: 

Tại khu vực huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội 60 - 65km.

Tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội 35 - 40km.

Tại huyện Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương), cách trung tâm Hà Nội 45 - 50km.

Tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km.

Với vị trí tại huyện Ứng Hòa cần nghiên cứu kỹ vì có những điểm bất lợi như: khu vực này nằm ở đường xuống của máy bay tiếp cận hạ cánh sân bay Nội Bài. Do đó khi máy bay đến đây đã bay tầm thấp để chuẩn bị hạ cánh. 

Ngoài ra, trong khu vực còn có một dãy núi theo hướng tây bắc - đông nam nên làm sân bay cũng theo hướng này, đầu ra của máy bay sẽ vòng vào trung tâm Hà Nội, vướng vào vùng cấm bay của TP Hà Nội. 

Thêm nữa, khu vực Ứng Hòa là vùng trũng, bị ảnh hưởng lũ sông Đáy và có diện tích đất trồng lúa lớn nên cần đầu tư hạ tầng giao thông kết nối nhiều...

Còn ở Lý Nhân thì đỡ giao cắt với máy bay tiếp cận sân bay Nội Bài nhưng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng, dân cư đông đúc. Với điều kiện như vậy cũng khó thực hiện dù người dân Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình tiếp cận sân bay ở đây gần hơn.

Với vị trí quy hoạch sân bay tại Hải Dương, có khả năng kết nối dân cư tương tự Lý Nhân. Nhưng theo tôi nên bố trí sân bay mới ở Hải Dương, có hướng biển. Còn khu vực nào thì cần xác định cụ thể.

Riêng với khu vực Tiên Lãng, trước đây đã có nghiên cứu quy hoạch sân bay Tiên Lãng. Ở đây có lợi thế là đất rộng tới 6.000ha, không đông dân cư, nhưng lại là đất bãi bồi nên đầu tư sân bay phải tốn nhiều tiền. Nếu xây dựng sân bay ở Tiên Lãng cần bỏ sân bay Cát Bi hiện nay.

Từ những phân tích trên, theo tôi, để quy hoạch, xây dựng một sân bay thứ 2 cho Hà Nội ở đâu, quy mô ra sao là một việc lớn, cần sự phối hợp nghiên cứu của Hà Nội với nhiều cơ quan liên quan.

Ông Đinh Việt Thắng (cục trưởng Cục Hàng không):

Đề xuất làm sân bay phải dựa trên cơ sở khoa học

Có nên xây sân bay thứ hai ở Hà Nội? - Ảnh 4.

Hiện nay, thực hiện Luật quy hoạch, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không (CHK), sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2050. Tiến độ sẽ hoàn thành và trình Bộ GTVT trong quý 4-2020. 

Sau khi hoàn thành, quy hoạch này sẽ thay thế quy hoạch mạng CHK, sân bay đã được duyệt trong quyết định số 236/QĐ-TTg của Thủ tướng về điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Vì vậy trong thời gian qua, có một số địa phương đề xuất bổ sung sân bay vào quy hoạch mạng CHK, sân bay toàn quốc. 

Tuy nhiên, việc lập quy hoạch chi tiết các CHK, sân bay phải phù hợp với quy hoạch mạng CHK, sân bay được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 236/QĐ-TTg. Việc xem xét các đề xuất của địa phương phải dựa trên cơ sở khoa học, thẩm quyền quyết định là Thủ tướng.

Theo quyết định 236/QĐ-TTg của Thủ tướng, đến năm 2030 khu vực miền Bắc có 10 CHK gồm 5 CHK quốc tế là: Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh và 5 CHK quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới.

Về việc quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội có nêu một số vị trí xem xét quy hoạch sân bay, tôi cho rằng việc thực hiện quy hoạch vùng thủ đô và quy hoạch mạng CHK, sân bay do Thủ tướng ban hành cần có sự phối hợp giữa hai quy hoạch.

Khi chưa điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch mạng CHK, sân bay toàn quốc thì không có cơ sở để lập quy hoạch chi tiết CHK, sân bay cụ thể. 

Vì vậy các đề xuất của địa phương sẽ được tư vấn tính toán, đánh giá và đề xuất phương án quy hoạch tổng thể hệ thống CHK, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2050.

Quy hoạch sân bay Nội Bài đạt 100 triệu khách vào năm 2050

Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ GTVT rà soát lại phương án quy hoạch sân bay Nội Bài, báo cáo Thủ tướng trước khi phê duyệt trong năm 2020, đảm bảo tiến độ hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư trong năm 2021, trình Quốc hội quyết định đầu tư.

Hiện tại CHK Nội Bài có khoảng 548ha đất hàng không dân dụng và 204ha đất quân sự. Công suất thiết kế hai nhà ga hành khách của Nội Bài là 25 triệu khách/năm, nhưng năm 2019 đã đón khoảng 29 triệu lượt khách.

Theo báo cáo cuối kỳ hồ sơ quy hoạch CHK quốc tế Nội Bài giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 đã được Công ty ADPi cơ bản hoàn thành, đến năm 2030 Nội Bài đạt công suất 63 triệu hành khách và 2 triệu tấn hàng hóa/năm, đến năm 2050 đạt 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Theo tính toán của tư vấn, tuy nâng cấp sân bay Nội Bài tới quy mô 100 triệu hành khách/năm nhưng vẫn đảm bảo hạn chế việc mở rộng và điều chỉnh phạm vi quy hoạch sử dụng đất được duyệt trong quy hoạch thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2011 với diện tích khoảng 2.230ha.

Với sân bay Gia Lâm (Hà Nội) - là sân bay quân sự do Quân chủng Phòng không - không quân quản lý và khai thác hoạt động bay quân sự, không có hoạt động bay dân dụng, đầu năm 2020 bộ trưởng Bộ GTVT đã có quyết định bãi bỏ quy hoạch tổng thể sân bay Gia Lâm.

Theo đó, sân bay này chỉ còn hoạt động bay quân sự, không phát triển hàng không dân dụng.

Lý do là sân bay này không còn phù hợp chung với xu hướng phát triển các sân bay ra khỏi khu vực nội thành trên thế giới; không phù hợp với kế hoạch phát triển đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam và xu thế phát triển đội máy bay trên thế giới.

Việc kéo dài đường băng sân bay Gia Lâm để khai thác dân dụng khó khả thi do không phù hợp với hoạch phát triển của TP Hà Nội và quy hoạch vùng thủ đô.

Mặt khác, theo quyết định số 236 của Thủ tướng, sân bay Gia Lâm không nằm trong hệ thống mạng CHK toàn quốc.

Thủ tướng: Tăng tốc phát triển kinh tế xã hội và sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết năm 2025 Chính phủ hướng đến tăng tốc, bứt phá hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nhiệm kỳ và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

2 tháng trước

Khánh Hòa: Phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4

(Xây dựng) - UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư phía Tây đường 2 tháng 4 thuộc phường Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.

2 tháng trước

Đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước

(Xây dựng) - Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước.

2 tháng trước

Cần Thơ: Phê duyệt dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

(Xây dựng) – UBND thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập 02 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đó là Quyết định số 1383/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất bãi bồi sông Hậu và Quyết định số 1382/QĐ-UBND phê duyệt đề cương, dự toán chi phí lập Đồ án quy hoạch khu đất Bãi công trường 6.

8 tháng trước

Hà Tĩnh: Điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 1508/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Vũ Quang, tỷ lệ 1/5.000.

8 tháng trước

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 556/QĐ-TTg ngày 22/6/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

8 tháng trước

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

1 năm trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1 năm trước