Chuyện phong tỏa ở đất nước 1,3 tỉ dân: Hàng nghìn người Ấn Độ về quê bị "tắm" trong thuốc khử trùng ngay giữa đường

5 năm trước Nguồn: Báo Dân Sinh

Ashok Gautam - công chức chịu trách nhiệm chống dịch Covid-19 tại Uttar Pradesh cho biết có ít nhất 5000 người đã được "xịt thuốc công khai" ngay lúc vừa xuống xe, trước khi được phép giải tán.

Vì nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19 lan ra trong nước, Ấn Độ đã tiến hành lệnh phong tỏa lớn nhất thế giới hiện tại, khi yêu cầu hơn 1,3 tỉ dân nước mình phải thi hành "giãn cách xã hội" - social distancing. Và họ thực hiện điều đó một cách cực kỳ quyết liệt, đến mức gây ra những ý kiến trái chiều.

Như mới đây, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ đã gây ra tranh cãi rất lớn qua một đoạn video được lan truyền. Trong đó, hàng ngàn lao động trên đường về quê hương đã bị tập hợp giữa đường rồi... khử trùng tập thể, bằng loại thuốc tẩy vốn sử dụng để khử trùng xe bus.

Cụ thể theo hình ảnh trong video, có 3 người trong trang phục bảo hộ trắng đã xịt một loại dung dịch vào nhóm lao động di cư, trên con đường phía bắc thành phố Bareilly.

Trả lời CNN, Ashok Gautam - công chức chịu trách nhiệm chống dịch Covid-19 tại Uttar Pradesh cho biết có ít nhất 5000 người đã được "xịt thuốc công khai" ngay lúc vừa xuống xe, trước khi được phép giải tán.

Chuyện phong tỏa ở đất nước 1,3 tỉ dân: Hàng nghìn người Ấn Độ về quê bị tắm trong thuốc khử trùng ngay giữa đường - Ảnh 2.

Người lao động bị "tắm" trong thuốc khử trùng

"Chúng tôi xịt thuốc họ ở đây là để phục vụ công tác khử trùng. Chúng tôi không muốn họ trở thành nguồn truyền bệnh, vì virus có thể bám trên quần áo. Giờ thì ranh giới các bang đã bị đóng cửa, nên chuyện này sẽ không xảy ra nữa."

Cũng theo Gautam, thuốc khử trùng là dung dịch làm từ bột thuốc tẩy, nhưng không gây hại cho cơ thể người. Dẫu vậy, CNN đề cập rằng các loại hóa chất tuy có hiệu quả khử trùng bề mặt, nhưng có thể gây nguy hiểm cho con người. Và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc phun chất khử trùng lên da cũng chẳng thể diệt được virus, nếu bản thân người đó đã nhiễm bệnh.

Dập dịch quá quyết liệt?

Có vẻ như, việc khử trùng tập thể này đã xảy ra ở rất nhiều nơi khác nữa tại Ấn Độ. Lav Agarwa - công chức của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình cho biết quan chức liên quan đến sự việc này đã bị "khiển trách", đồng thời bổ sung rằng việc "khử trùng" đối với lao động di cư là không bắt buộc, không nằm trong chính sách chung của đất nước.

"Đây vẫn là hành động quá quyết liệt bởi một số quan chức cấp địa phương, dù là vì lo sợ hay do thiếu hiểu biết," - ông nhận định.

Nitish Kumar - thẩm phán quận Bareilly, người có thẩm quyền cao nhất thành phố cũng đồng tình. Ông chia sẻ, trong khi các tổ chức và lính cứu hỏa tại địa phương nhận trách nhiệm khử trùng xe bus, họ đã quá quyết liệt khi khử trùng trực tiếp lên người lao động.

"Lệnh điều tra những người chịu trách nhiệm đã được ban hành," - Kumar cho biết.

Ông bỏ sung thêm, những nạn nhân của sự việc này hiện đang được giám sát y tế, theo yêu cầu của giám đốc sở Y tế địa phương.

Được biết sau khi lệnh phong tỏa được đưa ra, hàng chục ngàn lao động Ấn Độ đã tìm cách trở về quê nhà. Một số vì mất việc, một số lo sợ muốn về quê trước khi các thành phố bị phong tỏa. 

Hôm 29/3, thủ tướng Narendra Modi đã thúc giục mọi tiểu bang của Ấn Độ phải đóng cửa, nhằm ngăn virus lan ra. Các nhà chức trách địa phương hiện đang vất vả theo vết hàng triệu lao động di cư đã về quê, yêu cầu họ tự cách ly trong 14 ngày tiếp theo.

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

Cách ly toàn xã hội 15 ngày: Những trường hợp nào được ra ngoài?

Mỗi xã phường sau sáp nhập dự kiến có 60 biên chế

Bộ Nội vụ dự kiến bình quân mỗi xã phường, đặc khu sau khi sáp nhập sẽ có 60 biên chế gồm khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương.

23 giờ trước

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu san lấp biển mở rộng Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu phương án san lấp biển mở rộng Côn Đảo, tạo dư địa phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

23 giờ trước

Quốc lộ 2 qua Tuyên Quang ngập sâu do mưa giông

Mưa giông mạnh đêm qua khiến quốc lộ 2 đoạn qua huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ngập hơn một mét, nhiều nhà dân bị thổi bay mái tôn.

23 giờ trước

Khởi công cải tạo rạch gần 9 km chảy qua nội đô TP HCM

Dự án rạch Xuyên Tâm chảy qua Bình Thạnh, Gò Vấp, tổng đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng, khởi công sáng 10/5, hoàn thành sau 3 năm giúp giảm ô nhiễm, chỉnh trang đô thị.

23 giờ trước

Thủ tướng đốc thúc 37 dự án giao thông tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu huy động máy móc, công an, quân đội, thanh niên đẩy nhanh tiến độ 37 dự án giao thông trọng điểm quốc gia với tổng vốn hơn một triệu tỷ đồng.

23 giờ trước

Ủy viên Thường vụ, Thành ủy viên có thể làm bí thư xã, phường ở TP HCM

Ủy viên ban thường vụ hoặc Thành ủy viên có thể được Thành ủy TP HCM phân công làm bí thư phường, xã đông dân, là động lực phát triển kinh tế.

23 giờ trước

Đường mới khánh thành sụt lún 'nuốt' ôtô, xe máy

Tây NinhTuyến đường ở huyện Châu Thành khánh thành cuối tháng 4 bị sụt lún đoạn dài hàng chục mét, ôtô và xe máy rơi xuống hố, 6 người bị thương, sáng 11/5.

23 giờ trước

Hà Nội định hướng lựa chọn bí thư phường, xã mới

Hà Nội ưu tiên lựa chọn thành ủy viên, bí thư cấp huyện, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện và các trưởng phòng ban có năng lực vượt trội làm bí thư phường, xã mới.

23 giờ trước