Chính phủ, các địa phương đã chi khoảng 18.100 tỉ để mua vắc xin ngừa COVID-19

2 năm trước Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

TTO - Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội cho biết tính đến hết tháng 9-2021, Chính phủ và các địa phương đã chi khoảng 18.100 tỉ đồng để mua các loại vắc xin ngừa COVID-19 về tiêm cho người dân cả nước.

Chính phủ, các địa phương đã chi khoảng 18.100 tỉ để mua vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh 1.

Vắc xin Moderna Mỹ gửi tặng Việt Nam qua cơ chế COVAX tại sân bay Nội Bài - Ảnh: NAM TRẦN

Trong báo cáo vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội đang tham dự kỳ họp thứ 2, Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội cho biết tổng nguồn lực mua vắc xin phòng COVID-19 đã phê duyệt khoảng 26.800 tỉ đồng.

Cũng theo Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội, đến nay Chính phủ và các địa phương đã bố trí khoảng 18.100 tỉ đồng mua vắc xin, trong đó tiền từ ngân sách trung ương khoảng 14.574 tỉ đồng và tiền ngân sách địa phương bố trí để mua vắc xin khoảng 3.540 tỉ đồng.

Nguồn ngân sách trung ương bố trí cho mua vắc xin gồm: 1.237 tỉ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2021, khoảng 12.100 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 và nguồn kinh phí phòng chống dịch năm 2020 của Bộ Y tế chưa sử dụng chuyển sang.

Báo cáo của Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội cũng ghi nhận nguồn Quỹ vắc xin phòng COVID-19 huy động từ các tổ chức, cá nhân đóng góp tính đến ngày 5-10-2021 là 8.693 tỉ đồng.

Về chi cho mua vắc xin, tính đến hết tháng 9-2021, Bộ Y tế đã chi khoảng 15.534 tỉ đồng để mua vắc xin phòng COVID-19 các loại. Trong đó, nguồn chi từ ngân sách trung ương cho mua vắc xin là 7.574 tỉ đồng, chi từ Quỹ vắc xin là 7.960 tỉ đồng.

Đến nay nguồn lực cho mua vắc xin đã được duyệt còn khoảng 11.270 tỉ đồng, bao gồm nguồn từ ngân sách nhà nước khoảng 10.530 tỉ đồng, nguồn Quỹ vắc xin còn lại khoảng 733 tỉ đồng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, để xử lý kịp thời các vấn đề cấp bách trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện 3 giải pháp.

Đó là chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chịu tác động do dịch COVID-19. Rà soát, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, thực hiện công khai, minh bạch trong việc cấp phát tiền hỗ trợ tại địa phương, đảm bảo người dân được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước kịp thời, thuận tiện.

Thứ hai, rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch nhằm tăng cường chế độ, bảo đảm sức khỏe, động viên hơn nữa cho lực lượng này. Trong đó, lưu ý điều chỉnh các chính sách hỗ trợ hợp lý cho đội ngũ nhân viên y tế và tình nguyện viên để kịp thời động viên, khuyến khích những người tham gia lực lượng y tế chống dịch COVID-19.

Thứ ba, khẩn trương tổng hợp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định những chính sách liên quan đến chi phòng, chống dịch COVID-19 bảo đảm đúng thẩm quyền. Tổng hợp, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 về kinh phí đã chi phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn này.

Sông Công (Thái Nguyên): Công bố Quy hoạch chi tiết phần mở rộng Khu nghĩa trang Cải Đan

(Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã chính thức công bố Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghĩa trang Cải Đan (phần mở rộng), theo Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND thành phố Sông Công.

2 tháng trước

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch 12 địa phương

(Xây dựng) – Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 430/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4 tháng trước

Viện Kiến trúc quốc gia hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023

(Xây dựng) – Vừa qua, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

4 tháng trước

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 4986/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4 tháng trước

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã tìm ra phương án thiết kế cầu Cỏ May 3

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Cuộc thi đã có 1 giải Nhất và 2 giải Ba.

5 tháng trước

Hà Tĩnh: Quy hoạch thị trấn Đức Thọ theo chuẩn kỹ thuật đô thị loại III đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững

(Xây dựng) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Đức Thọ và vùng phụ cận đến năm 2035, theo đó, quy hoạch đảm bảo tính kết nối đồng bộ, phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị loại III, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài của thị trấn Đức Thọ.

5 tháng trước

Chuyển đổi số lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc: Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng GIS

(Xây dựng) – Chuyển đổi số là một nhiệm vụ tất yếu đối với lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc để thay đổi toàn diện chất lượng quy hoạch – kiến trúc, qua đó góp phần phát triển ngành Xây dựng tiên tiến, hiện đại và bền vững.

5 tháng trước

Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch dọc tuyến Vành đai 3

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch dọc 2 bên tuyến và vùng phụ cận dọc đường Vành đai 3 để khai thác hiệu quả quỹ đất, mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố.

5 tháng trước