Cần sớm đưa Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng hoạt động trở lại

3 năm trước Nguồn: Báo Nhân Dân

Sau hàng chục năm thi công xây dựng, Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên (Thái Nguyên) có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng hoàn thành vào năm 2018.

Cần sớm đưa Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng hoạt động trở lại

Hồ điều hòa Cống Ngựa bị ô nhiễm.


Nhà máy xử lý nước thải “đắp chiếu”

Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên là dự án trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên, có tổng mức đầu tư rất lớn, nhân dân TP Thái Nguyên kỳ vọng khi dự án hoàn thành sẽ khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ tại một số vị trí, đặc biệt là nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm với khối lượng khoảng 8.000 m3 mỗi ngày được thu gom, xử lý trước khi thải ra sông Cầu.

Nhân dân TP Thái Nguyên đã từng ngao ngán trước tình trạng dự án được triển khai xây dựng với tiến độ “rùa bò”, mất rất nhiều năm mới hoàn thành các hạng mục, gồm: Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng; chín trạm bơm nước thải, 17 km đường ống, 345 hố ga thu nước, 400 m suối Xương Rồng 1, 200 m suối Xương Rồng 2, xây dựng hồ điều hòa Cống Ngựa và suối Cống Ngựa...

Cuối cùng, dự án cũng hoàn thành, vận hành hệ thống từ năm 2018. Tuy nhiên, việc vận hành hệ thống chưa được bao lâu thì một trong những hạng mục quan trọng nhất là Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng có vốn đầu tư rất lớn xảy ra sự cố, làm cho nhân dân thất vọng, hoài nghi về chất lượng thiết bị, lắp đặt và trình độ quản lý, vận hành. Cụ thể, nhà máy này có tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, công suất xử lý 8.000 m3 nước thải sinh hoạt/ngày, được vận hành thử từ năm 2018, đến ngày 24-8-2019 thì xảy ra sự cố cháy ba tủ điện tại phòng điều khiển của nhà máy, làm cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải tê liệt, không thể hoạt động được; cán bộ, công nhân nhà máy nghỉ việc, không có thu nhập.

Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng “đắp chiếu” từ khi gặp sự cố đến nay, nước thải sinh hoạt không được xử lý gây ô nhiễm làm dư luận thất vọng. Điển hình là hồ điều hòa Cống Ngựa trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ được đầu tư xây dựng rộng 2,5 ha, có chức năng thu gom nước thải trong khu vực để đưa về Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng. Từ khi Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng “đắp chiếu”, nước thải không được bơm về nhà máy, chảy tự nhiên vào hồ, gây ô nhiễm khu vực chung quanh.

Đứng trên bờ hồ điều hòa Cống Ngựa, thấy nước thải từ các khu vực lân cận chảy về đen ngòm, bốc mùi hôi tanh rất khó chịu, điều đó cho thấy nhân dân sinh sống chung quanh hồ phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ khi Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng dừng hoạt động. Mặt khác, lượng nước thải sinh hoạt rất lớn của TP Thái Nguyên bị ô nhiễm không được xử lý, xả ra sông Cầu gây ô nhiễm nguồn nước. Nhà máy dừng hoạt động lâu ngày, các thiết bị cũng bị ảnh hưởng, xuống cấp.

Loay hoay khắc phục sự cố

Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng ngừng hoạt động từ tháng 8-2019 do cháy ba tủ điện.


Từ khi ba tủ điện tại phòng điều khiển của Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng bị cháy đến nay đã mười tháng, chủ đầu tư Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Nguyên là Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã bàn nhiều giải pháp nhưng đến nay chưa khắc phục được.

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên Trương Văn Dũng lý giải: “Sau khi xảy ra sự cố, mất ba tháng để cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân, sau khi cơ quan chức năng kết luận là do sự cố, không có phá hoại mới tính đến việc khắc phục thì thấy rất phức tạp, cần kinh phí lớn, chưa xác định được chủ đầu tư, đơn vị lắp đặt hay bên cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm. Toàn bộ thiết bị của Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng được nhập khẩu, đơn vị cung cấp thiết bị ở nước ngoài, thời gian vừa qua do dịch Covid-19 nên không thể sang để bàn các giải pháp khắc phục sự cố cụ thể”.

Cuối tháng 3-2020, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuộc họp với chủ đầu tư dự án và lãnh đạo các sở, ngành liên quan, đồng ý cho Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển của tỉnh để hỗ trợ người lao động mất việc làm và khắc phục sự cố Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng. Tuy nhiên, việc này đến nay chưa thực hiện được, vì liên quan đến các bên tư vấn dự án, cung cấp, lắp đặt thiết bị.

Đầu tháng 6-2020, UBND tỉnh Thái Nguyên và chủ đầu tư dự án tổ chức cuộc họp với các bên liên quan để xác định giải pháp cụ thể khắc phục sự cố. Tuy nhiên, cuộc họp chưa đi đến thống nhất bên nào phải chịu trách nhiệm về kinh phí khắc phục sự cố với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng. Do đó, chưa biết đến bao giờ nhà máy xử lý nước thải có vốn đầu tư rất lớn này mới hoạt động trở lại.

Nhà máy có số vốn đầu tư rất lớn, có ý nghĩa thiết thực đối với bảo vệ môi trường “đắp chiếu” đã mười tháng và chưa biết khi nào vận hành trở lại làm dư luận bức xúc, hoài nghi. Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên cần xác định cụ thể thiệt hại, thời gian, phương án khắc phục, bên nào chịu trách nhiệm khắc phục sự cố nhằm đưa Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng hoạt động trở lại, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân, góp phần tích cực bảo vệ nguồn nước sông Cầu không bị ô nhiễm để phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân các tỉnh mà dòng sông chảy qua.

Lúa tím MS2019 Master Ruma thích nghi tốt trên đất Vĩnh Long

Đến nay, qua 3 vụ sản xuất khảo nghiệm trên 35 ha, lúa tím MS2019 Master Ruma thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương.

3 năm trước

Dầu diệt khuẩn sinh học: Ý tưởng từ… thịt trâu gác bếp

GD&TĐ - Mộc là tên một sản phẩm bắt nguồn ý tưởng từ… thịt trâu gác bếp. Nó là một loại dầu sinh học từ rơm rạ, bã mía, phụ phẩm nông nghiệp…

3 năm trước

“Bơm” 17.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thực hiện thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều hoạt động sản xuất, văn hóa, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường được tổ chức hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

3 năm trước

Hiệu quả từ cây, con giống chất lượng cao

Hà Nội đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2020 đạt 4,12% trở lên và phát triển bền vững trong các năm tiếp theo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những giải pháp hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô là tập trung khảo nghiệm, thử nghiệm, chọn lọc đưa các giống cây trồng, vật nuôi, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

3 năm trước

Quảng Ngãi: Nắng hạn cỡ nào mà ngân sách chi tiền tỷ để đào giếng lấy nước cho dân dùng?

Trước tình trạng nắng nóng khốc liệt kéo dài nhiều tháng qua, dẫn đến hàng loạt giếng nước sinh hoạt tại nhiều khu dân cư trơ đáy, vì vậy chính quyền thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã chi ngân sách hơn 2 tỷ đồng để khoan giếng, lấy nước sinh hoạt cho người dân địa phương này

3 năm trước

Sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch

Sáng 2.7, HTX Chế tác đá hoa cương Bảo Thắng Phù Mỹ (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ) tổ chức lễ khánh thành một số công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững và trụ sở mới của HTX.

3 năm trước

Tổng Công ty CP Vật tư nông nghệp Nghệ An: Nhà đầu tư chiến lược của nhiều đơn vị

Sau cổ phần hóa, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An là đơn vị hiếm hoi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giữ vững thương hiệu, phát triển mạnh mẽ và thâu tóm nhiều công ty khác.

3 năm trước

Rừng Mồng Gà tơi tả sau 2 đêm bùng cháy

Đám cháy rừng Mồng Gà xã Sơn Trà, huyện Hương Trà lan rộng và bùng phát giữ dội bất chấp nỗ lực chữa cháy suốt đêm của hàng trăm người.

3 năm trước