Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 'Không bàn lùi, không thay đổi mục tiêu tăng trưởng'

4 năm trước Nguồn: Báo Nông Nghiệp

Sáng 29/6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đàu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đàu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh.


Nông nghiệp chịu rủi ro kép

Bộ trưởng chia sẻ, những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp liên tục gặp những thách thức, liên tục có những nguy cơ. Bởi, đây là loại hình sản xuất ngoài trời, chịu tác động mạnh mẽ bởi thiên tai.

Trong nhiệm kỳ kế hoạch vừa qua (2016 - 2020) chúng ta đã thấy rõ điều đó. Cụ thể, từ cuối năm 2015, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt. Tại ĐBSCL, chưa năm nào mặn vào sâu đất liền như vậy. Hạn tới mức 405.000ha lúa bị ảnh hưởng, sản lượng lương thực giảm 1 triệu tấn, 1 triệu hộ dân bị thiếu nước.

“Tôi còn nhớ khi bàn giao nhiệm kỳ của Chính phủ mới, Quốc hội họp phê chuẩn đúng ngày 26/7/2016. Lúc đó trùng với cơn bão số 2, mưa đêm hôm đó và những ngày hôm sau rất khủng khiếp. Thiệt hại do hoàn lưu bão số 2, hơn 200.000 ha lúa mùa của Đồng bằng sông Cửu Long ngập sâu, nguy cơ mất mùa”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.

Toàn cảnh Hội nghị do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng 29/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Toàn cảnh Hội nghị do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng 29/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Và 2016 cũng là lần đầu tiên trong rất nhiều năm, GDP của ngành Nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm (-0.18%), do đó nền nông nghiệp mở màn cho cả giai đoạn rất khó khăn. Nhưng nhờ sự nỗi lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và toàn dân thì ngay năm 2016 chúng ta đã “đổi dấu” trong chỉ số tăng trưởng GDP từ âm (-) sang dương (+).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2020 cũng là năm lần đầu tiên có một thảm họa đại dịch tác động sâu rộng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của toàn bộ nhân loại. Chưa có đại dịch nào gây tác hại tổn thương khủng khiếp như vậy.

Trong bức tranh đó, ngành Nông nghiệp chịu tác động “rủi ro kép”, chưa năm nào giao thừa mưa 140mm tại thủ đô; mùng 1 Tết mưa đá 7 tỉnh miền núi phía Bắc, 12.000 ngôi nhà bị thủng mái... Chưa bao giờ hạn hán, thiếu nước xảy ra ở cả Bắc - Trung - Nam trong vụ đông xuân. Từ đầu năm đến nay, 173 trận giông, lốc, mưa đá trên cả nước, cho thấy tính bất thuận ghê gớm.

Hơn 10 tấn dưa hấu hư hỏng sau mưa

Hà Tĩnh8 ha trồng dưa hấu ở xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh bị ngập úng do ảnh hưởng mưa lớn, hơn 10 tấn quả sắp cho thu hoạch hư hỏng.

4 năm trước

Đốn bỏ sầu riêng

Tiền GiangHơn 3.500 ha tại "thủ phủ sầu riêng" bị thiệt hại gần như hoàn toàn sau hạn mặn, chủ vườn phải đốn bỏ, hoặc cưa thân với hy vọng cây hồi sinh.

4 năm trước

Túi hạt lạ ghi 'Bưu điện Trung Quốc' gửi đến nhiều gia đình Mỹ

Các bức ảnh chụp được tiết lộ cho thấy hạt được trong các túi màu trắng, có ghi ký tự tiếng Trung và dòng chữ “Bưu điện Trung Quốc”.

4 năm trước

Nông nghiệp thông minh 4.0: Thực tiễn ở Lâm Đồng

Việc ứng dụng nông nghiệp thông minh 4.0 có thể là một giải pháp cấp bách để bảo đảm an ninh lương thực và chất lượng nông sản.

4 năm trước

Xem cấy mạ khay bằng xe, phun thuốc bằng máy bay không người lái

Xe cấy mạ khay và máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật là một vài ứng dụng nhằm tăng tốc cơ giới hóa trong nông nghiệp thời gian tới.

4 năm trước

Liên kết tạo chuỗi giá trị bền vững, phát triển nông nghiệp sạch

Đó là mục tiêu của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tâm Nông Việt với sản phẩm chủ lực dưa lưới ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel, đạt chuẩn VietGAP.

4 năm trước

Đầu tư dự án chăn nuôi công nghệ cao hơn 1.000 tỷ tại Gia Lai

Tỉnh Gia Lai sẽ tạo mọi điều kiện để dự án “Khu chăn nuôi ứng dụng công nghê cao DHN Gia Lai” sớm đi vào hoạt động.

4 năm trước

Vinamilk 8 năm liền được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.

Bộ phận Worldpanel thuộc Kantar vừa công bố đánh gía, sản phẩm mang thương hiệu của Vinamilk được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất trong 8 năm liên tiếp vừa qua.

4 năm trước