Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

3 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã luôn chú trọng đến công tác chỉ đạo quản lý, vận hành các nhà máy thuỷ điện, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Theo các chuyên gia, thuỷ điện là nguồn năng lượng sạch có vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các hồ thuỷ điện đã góp phần cắt giảm, làm chậm lũ cho hạ du, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra; cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất... cho khu vực hạ du, giúp bảo đảm an ninh lương thực, trật tự, an toàn xã hội.... Hiện, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy trong hệ thống điện quốc gia 20.568 MW, chiếm tỷ trọng khoảng 36,3% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia. Hàng năm, các nhà máy thuỷ điện đang vận hành đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng chục nghìn tỷ đồng thông qua thuế VAT, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng... Các nhà máy TĐ tại các tỉnh cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, cùng nhiều nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép; hành lang thoát lũ bị lấn chiếm; một số văn bản quy định còn chồng chéo giữa các bộ ngành… đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân một số địa phương khi có mưa lớn, bão, lũ.

Từ 2015 trở về trước, khi mùa mưa bão đến, nhiều chủ hồ thuỷ điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung – Tây Nguyên vì lợi ích cá nhân, chưa tuân thủ các quy định của nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du; bên cạnh đó, trong công tác quản lý vận hành điều tiết hồ chứa vẫn còn chưa phân định rạch ròi giữa chính quyền trung ương và địa phương. Điều này đã hình thành suy nghĩ trong cộng đồng là thuỷ điện thường gây thiệt hại cho người dân khi có mưa lũ, bão.

Trên thực tế, mưa bão lũ là hình thái tự nhiên, không ai mong muốn xảy ra nhưng cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta không thể tránh được. Thông thường mưa, bão ở hạ du có lượng nước lớn, nước biển dâng lên nên khi có mưa lũ về từ thượng nguồn, các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi phải thực hiện các quy trình điều tiết xả lũ một cách hợp lý, vừa đảm bảo an toàn công trình, vừa giảm thiệt hại cho hạ du.

Nhằm hạn chế những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, đặc biệt là giảm tối đa thiệt hại cho người dân, trong những năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quy định quản lý, khai thác, vận hành an toàn hồ đập thuỷ điện hiệu quả. Trong đó có việc phân cấp cho các địa phương thực hiện quy định vận hành liên hồ phù hợp với tình hình thực tế. Cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương như Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên Môi trường ..hoàn thiện khung khổ pháp lý; thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; hướng dẫn triển khai; thông tin tuyên truyền…. Và các biện pháp này đã mang lại hiệu quả nhất định.

Trước mỗi mùa mưa bão, công tác phòng chống lụt bão, trong đó có việc quản lý vận hành, đảm bảo an toàn hồ đập luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương quan tâm và chỉ đạo. Năm 2020, Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai ban hành Chỉ thị số 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2020 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 01/9/2020, về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai.

Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão
Ảnh minh hoạ

Với vai trò quản lý Nhà nước về thuỷ điện, năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành và liên tục chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều biện pháp và giải pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai, đặc biệt là vận hành các Nhà máy thủy điện.

Cụ thể đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai; Từ tháng 7 đến tháng 10, Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương đã ban hành nhiều Công điện về việc chủ động ứng phó mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất khu vực từ miền Bắc và miền Trung.

Đối với công tác vận hành các nhà máy thuỷ điện (NMTĐ), đầu tháng 8/2020, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5765/BCT-ĐTĐL yêu cầu các Tập đoàn năng lượng Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, rà soát kế hoạch sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các phương án phòng chống lụt bão để đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện và hệ thống điện; Tăng cường bố trí cán bộ trực ban sản xuất kết hợp với phòng chống lụt bão theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng; Thường xuyên cập nhật, theo dõi chặt chẽ tình hình thủy văn, diễn biến mưa lũ và Chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương ở vùng hạ du hồ chứa để cung cấp thông tin kịp thời, thực hiện tốt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập.

Bên cạnh các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, trước mùa mưa bão, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tổ chức nhiều đoàn kiểm tra về công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai tại các địa bàn, tỉnh xung yếu. Qua công tác kiểm tra đã đề nghị và yêu cầu các địa phương chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong mùa mưa, lũ và thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa, bảo đảm an toàn hạ du;

Ngoài ra, định kỳ hàng tháng, Bộ Công Thương (Cục ĐTĐL) đều tổ chức họp rà soát, cập nhật kế hoạch vận hành hệ thống điện các tháng còn lại trong năm, nếu có bất kỳ tình huống/trường hợp nào ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện hoặc an toàn vận hành của các Nhà máy thủy điện, Bộ Công Thương sẽ có các chỉ đạo kịp thời để xử lý và có biện pháp khắc phục.

Qua kiểm tra của Bộ Công Thương, đến nay đã có 100% các chủ hồ đập thuỷ điện đăng ký an toàn đập; 100% chủ hồ báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện đúng quy định và xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, được cơ quan có thẩm quyền hoặc tự phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong các Quy trình vận hành và thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện như: Công tác tổ chức tập huấn và tuyên truyền cho nhân dân ở những khu vực bị ảnh hưởng phía hạ lưu về những quy định xả lũ để hiểu và chủ động phòng tránh thiệt hại chưa được chú trọng đúng mức ở nhiều công trình thủy điện. Một số nhà máy còn có thời điểm chưa tuân thủ đúng các quy định vận hành (xả lưu lượng tối thiểu cho hạ du; thực hiện việc thông tin, thông báo; lắp đặt hệ thống thông báo, cảnh báo xả lũ, xả nước phát điện, lắp đặt hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng...), nhất là một số thuỷ điện vừa và nhỏ ở khu vực miền Trung. Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đã phối hợp với địa phương chỉ đạo các nhà máy thực hiện nghiêm túc, kịp thời theo đúng quy định.

Để công tác quản lý an toàn hồ đập thuỷ điện hiệu quả, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan, rà soát bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến vùng hạ du, bản đồ ngập lụt…để làm cơ sở triển khai trong thực tế. Đồng thời tăng cường chỉ đạo chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa và Quy trình vận hành đơn hồ chứa thủy điện đã được các cấp phê duyệt; tiếp tục kiểm tra xử lý các vi phạm; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền cho người dân nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước