Bảo dưỡng đường sắt phải thông qua đặt hàng, không giao trực tiếp

3 năm trước Nguồn: Báo Giao Thông

Bộ GTVT ban hành Thông tư 03 về quản lý, bảo trì đường sắt, nêu rõ việc thực hiện bảo dưỡng bằng hình thức đặt hàng...

bảo dưỡng đường sắt phải thông qua đặt hàng, không giao trực tiếp

Bộ GTVT ban hành Thông tư 03 về quản lý, bảo trì đường sắt, nêu rõ việc thực hiện bảo dưỡng bằng hình thức đặt hàng.

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 03/2021 quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, áp dụng với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.

Theo Thông tư 03, đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, phải được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị; Tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công tác bảo trì công trình đường sắt, bao gồm: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa, cải tạo công trình đường sắt nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình đường sắt được Bộ GTVT phê duyệt và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Về nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt, Thông tư nêu rõ, kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thông tư 03 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2021 và thay thế Thông tư số 16/2018 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt.

bảo dưỡng đường sắt phải thông qua đặt hàng, không giao trực tiếp

Theo Thông tư 03, công tác bảo trì công trình đường sắt, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa, cải tạo công trình đường sắt...

Trao đổi với Báo Giao thông, Cục trưởng Cục Đường sắt VN Vũ Quang Khôi cho biết, Thông tư 03 được ban hành thay thế Thông tư 16 nhằm phù hợp với các quy định về thực hiện nhiệm vụ bảo trì theo Nghị định 32/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Cơ bản nội dung Thông tư 03 không thay đổi nhiều so với Thông tư 16, chủ yếu thay đổi chủ thể giao vốn bảo trì, hình thức triển khai thực hiện vốn bảo dưỡng hạ tầng đường sắt.

Cụ thể, trước đây, vốn bảo trì được giao trực tiếp cho Tổng công ty Đường sắt VN (doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt) và Tổng công ty ký hợp đồng với các công ty bảo trì đường sắt thực hiện công tác bảo dưỡng. Tuy nhiên, sau khi Tổng công ty chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý, không còn là đơn vị cấp dưới trực tiếp của Bộ GTVT, theo Điều 49 Luật Ngân sách, Bộ GTVT không được giao vốn cho Tổng công ty. Mặt khác, theo Nghị định 32, việc thực hiện công tác bảo dưỡng hạ tầng phải bằng hình thức đặt hàng.

Vì vậy, trong Thông tư 03 nêu rõ, đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, căn cứ vào kế hoạch bảo trì được duyệt, Cục Đường sắt VN đặt hàng với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thực hiện theo hình thức hợp đồng đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Nội dung đặt hàng gồm: Bảo dưỡng công trình đường sắt; quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt. Với quy định này, Cục Đường sắt VN có thể đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt VN hoặc đặt hàng trực tiếp các công ty bảo trì đường sắt.

“Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất nằm trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Bộ GTVT giao Cục Đường sắt VN là chủ đầu tư, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.”, ông Khôi cho hay.

Hoàn thành nạo vét khu bến Lạch Huyện, sẵn sàng đón tàu lớn

Độ sâu luồng và khu nước trước bến cảng Lạch Huyện hiện tại đáp ứng cho việc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 145.000 DWT vào rời bến cảng.

1 năm trước

Vì sao hai liên danh không trúng gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành?

Ngoài công bố đơn vị trúng thầu, ACV cũng thông tin về hai liên danh nhà thầu trượt gói thầu gần 35.000 tỷ đồng nhà ga sân bay Long Thành.

1 năm trước

Chuyện “gõ cửa từng nhà” để dân nhường đất làm sân bay Long Thành

Cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống huyện, xã, ấp tại Đồng Nai đã cùng gõ cửa từng nhà, vận động người dân sớm di dời, nhường đất phục vụ dự án.

1 năm trước

Hơn 410 nghìn khách qua sân bay Nội Bài 4 ngày nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, sân bay Nội Bài dự kiến sẽ đón 410 nghìn lượt khách.

1 năm trước

Xây dựng phương án chạy chung tàu đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia

Bộ GTVT yêu cầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án chạy tàu chung đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia khu vực Hà Nội.

1 năm trước

Vietur chính thức trúng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ

Sau thời gian chấm thầu, đến nay gói thầu 5.10 sân bay Long Thành gần 35.000 tỷ chính thức về tay liên danh nhà thầu Vietur.

1 năm trước

Thu không đủ chi, nhiều trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa

Lượng xe đăng kiểm sụt giảm nghiêm trọng, trong khi giá dịch vụ kiểm định đã không đổi 10 năm qua khiến nhiều trung tâm đăng kiểm lao đao.

1 năm trước

Người dân thích thú trải nghiệm xe đạp công cộng ở Hà Nội

Ở các điểm cho thuê xe đạp công cộng trong ngày đầu Hà Nội tổ chức thí điểm đã thu hút đông người dân biết tới và sử dụng.

1 năm trước