Bản tin thị trường Israel tháng 8/2020

4 năm trước Nguồn: Bộ Công Thương

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, tính cả mặt hàng kim cương thô và chế tác, Israel xuất khẩu đạt 27,69 tỷ USD, giảm 11,79% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu đạt 38,99 tỷ USD, giảm 13,51 so với cùng kỳ năm trước. Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, tính chung, trong 7 tháng đầu năm, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt 915,55 triệu USD.

Tổng quan thị trường Israel

Cục Thống kê Trung ương Israel cho biết, trong quý 2/2020, GDP giảm 28,7% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm GDP hàng quý tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948. Tính chung trong nửa đầu năm 2020, kinh tế Israel giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2019, do chính phủ áp dụng các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của dịch cúm Covid-19. Trong tháng 7/2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,2%; tính từ đầu năm tới nay, CPI đã giảm 0,6%.

Trong tháng 7/2020, tính cả mặt hàng kim cương thô và chế tác, Israel xuất khẩu đạt 3,53 tỷ USD, giảm 12,84% so với tháng 6/2020; nhập khẩu đạt 5,84 tỷ USD, tăng 4,47% so với tháng 6/2020; thâm hụt thương mại đạt 2,31 tỷ USD. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, tính cả mặt hàng kim cương thô và chế tác, Israel xuất khẩu đạt 27,69 tỷ USD, giảm 11,79% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu đạt 38,99 tỷ USD, giảm 13,51 so với cùng kỳ năm trước; thâm hụt thương mại đạt 11,30 tỷ USD, giảm 17,52% so với cùng kỳ năm 2019. Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Israel tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19.

Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Hongkong, Hà Lan, Bỉ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức là những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Israel.  Trong khi đó, Hoa Kỳ, Thụy sỹ, Trung Quốc, Đức, Anh, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Pháp, Hongkong, Ấn Độ, Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường nhập khẩu khẩu chủ yếu của Israel. 

Quan hệ thương mại mới Việt Nam

Trong tháng 7 năm 2020, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt 121,41 triệu USD. Xuất khẩu sang Israel giảm mạnh, trong khi nhập khẩu từ thị trường lại tăng khá so với tháng trước đó.  Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2020, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt 915,55 triệu USD. Trong khi, xuất khẩu sang Israel giảm 8,9% thì nhập khẩu từ thị trường này tăng 352,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu do Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện từ Israel với trị giá lớn trong đầu năm nay. Nhập siêu từ Israel đứng ở mức 87,6 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2020. Mặc dù quy mô dân số chỉ khoảng 9,2 triệu người và dung lượng thị trường không lớn, nhưng hiện tại Israel là thị xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Trung Đông (sau UAE và Thổ Nhĩ Kỳ). 

Ước tính, trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt khoảng 500 triệu USD và nhập khẩu từ thị trường này khoảng 540 triệu USD. Trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn do tình trạng chung ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nếu không có thêm những diễn biến bất lợi, dự báo xuất khẩu cả năm 2020 sang Israel có thể vẫn đạt trên 750 triệu USD và giảm chút ít so với năm 2019. 

Trong 8 tháng đầu năm 2020, tình hình thị trường Israel có nhiều biến động khó khăn (tình hình an ninh chính trị bất ổn, dịch cúm Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, xuất nhập khẩu giảm mạnh...). Trong 7 tháng đầu năm nay, ngoại trừ xuất khẩu mặt hàng dệt may tăng 10,7%, còn lại hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Israel đều giảm so với cùng kỳ năm trước như thủy sản, giày dép các loại, hạt điều, điện thoại di động, cà phê. Đây cũng là tình trạng và bối cảnh chung, thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đại dịch cúm Covid-19 xảy ra tại nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Israel đạt 16,91 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,74% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, và Israel là một trong 10 thị trường nhập khẩu cá ngừ hàng đầu của Việt Nam (đứng thứ 4, sau Mỹ, Italy, Hà lan, và trước Canada, Bỉ, Đức, Philipine, Mexico, Lithuana, đối với cá ngừ mã HS 03 đạt 8,25 triệu USD; đứng thứ 4, sau Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, và trước Ai Cập, Đức, Canada, Jordani, Tây Ban Nha, Singaprore, đối với cá ngừ mã HS 16 đạt 8,66 triệu USD); mặt hàng tôm đông lạnh đạt 5,28 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,28% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp tục có chỗ đứng ổn định trên thị trường và được người tiêu dùng Israel đánh giá cao; mặt hàng mực đông lạnh đạt 3,07 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,05% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2019, và Israel đứng thứ 9 trong số 10 thị trường nhập khẩu mực hàng đầu của Việt Nam (đứng sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Hongkong, Italy, Malaysia, Mỹ, Philipine; đứng trước Pháp); mặt hàng cá tra đạt 1,91 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,24% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Hiện tại, Israel là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ 23 trong số trên 100 thị trường Việt Nam đã có xuất khẩu thủy sản sang đó. Mặt hàng gạo thơm, hạt dài, loại 5% tấm, đóng bao 5kg tiếp tục xâm nhập và được phân phối trên thị trường Israel. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Israel tiếp tục quan tâm tới mặt hàng lương thực thực phẩm đóng hộp, nông sản các loại, hàng dệt may, găng tay y tế, bao bì các loại và đang giao dịch với các công ty Việt Nam để có thể ký kết hợp đồng trong thời gian tới.

Chi tiết xem tại đây

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

3 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

3 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

3 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

3 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

3 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

3 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

3 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

3 năm trước