Xuất khẩu ô tô Thái Lan tiếp tục giảm

3 năm trước Nguồn: Bộ Công Thương

Trong tháng 9/2020, xuất khẩu ô tô nguyên chiếc của Thái Lan đạt 63.941 xe, giảm 34,45% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm ở tất cả các thị trường. Nguyên nhân là do doanh số bán xe ô tô ở các nước đối tác sụt giảm do dịch Covid-19 bùng phát và chưa phục hồi như trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 36,7 tỷ Bạt, giảm 28,90% so với tháng 9/2019. Tuy nhiên, xuất khẩu ô tô trong tháng 9 năm 2020 tăng 11,39% so với tháng 8/2020,

9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu ô tô nguyên chiếc là 521.457, giảm 36,49% và giá trị xuất khẩu là 288,2 tỉ Bạt, giảm 31,85% so với cùng kỳ năm 2019. Trước khi dịch Covid bùng phát, Thái Lan ước xuất khẩu cả năm đạt khoảng 700.000 xe.

Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2020, bao gồm cả xuất khẩu ô tô nguyên chiếc, động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy là 455,5 tỉ Bạt, giảm 31,20% so với cùng kỳ năm 2019.

Nợ hộ gia đình Thái Lan tăng cao do dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 khiến nợ hộ gia đình tại Thái Lan tăng cao do người lao động mất việc làm và giảm thu nhập dẫn đến giảm khả năng thanh toán. Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) cho biết, nợ hộ gia đình trong năm nay đã tăng từ 80% trên GDP trong quý I/2020 lên 83% trong quý II/2020, tương đương 13,58 nghìn tỉ Bạt.

Liên đoàn công nghiệp Thái Lan ước tính số lao động bị thất nghiệp năm nay cao ở mức kỷ lục: từ 2,5 – 3 triệu người. Theo nghiên cứu của BOT, cứ 5 người hưởng lương hưu trong độ tuổi từ 61 - 65 sẽ có 1 người nợ khoảng 100.000 Bạt. 50% số nợ thuộc nhóm người trẻ hơn (30-40 tuổi), chủ yếu qua hình thức vay cá nhân hoặc thẻ tín dụng. Nợ hộ gia đình tại Thái Lan có thể tiếp tục tăng trong hai năm tới nếu nền kinh tế dự báo phục hồi.

Do xu hướng nợ hộ gia đình tiếp tục tăng, BOT đã phối hợp với các tổ chức tài chính đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 bao gồm tạm hoãn thanh toán gốc và lãi, giảm tỷ lệ trả góp tối thiểu của các khoản vay cá nhân/khoản vay tín dụng. Tuy nhiên, về lâu dài cần tái cơ cấu nợ như điều chỉnh hình thức cho vay từ ngắn hạn sang dài hạn.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan gia hạn gói vay ưu đãi

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) gia hạn thêm 6 tháng đối với gói vay ưu đãi trị giá trên 500 tỷ Bạt. Tính đến 12/10, BOT đã cung cấp khoản vay ưu đãi trị giá 119 tỷ Bạt cho các tổ chức tài chính. Trong đó, có 71.008 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vay với mức trung bình là 1,7 triệu Bạt/doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn mức tính dụng không quá 20 triệu Bạt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số doanh nghiệp đi vay (76,1%); doanh nghiệp với hạn mức tín dụng từ 20 – 100 tỉ Bạt chiếm 17,4%; hạn mức tín dụng từ 100 – 500 tỉ Bạt chiếm 6,4%. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được nhận ưu đãi theo hạn mức tín dụng trên lần lượt 38,4%; 35,9% và 25,7%.

Thái Lan hoãn nợ cho nông dân do giá nông sản giảm

Bộ Tài chính Thái Lan đã yêu cầu Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) xem xét kéo dài thời hạn trả nợ , đồng thời thực hiện tái cơ cấu nợ để giảm bớt gánh nặng tài chính cho người vay do tác động dịch Covid-19 và giá nông sản giảm.

Ngân hàng  BAAC đã thực hiện việc hoãn nợ cho nông dân và nhận thấy khoảng 75% trong số họ có thể tiếp tục trả nợ bình thường. Số lượng nông dân tham gia chương trình hoãn nợ là 3,8 triệu người, trị giá khoản vay lên đến 1,2 nghìn tỷ Bạt trong tổng danh mục cho vay 1,4 nghìn tỷ của ngân hàng.

Ngoài ra, chương trình đảm bảo thu nhập cho năm cây trồng (lúa, cao su, cọ dầu, sắn, ngô) được Bộ Thương mại Thái Lan gia hạn thời gian thực hiện.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước