Thế Giới Di Động: Chờ đợi câu chuyện hồi phục tăng trưởng

3 năm trước Nguồn: Brands Vietnam

Theo dự báo, Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) có thể tăng trưởng âm trong năm 2020 và hồi phục mạnh vào năm 2021.

Bài toán giành thị phần
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tăng trưởng trong những năm tới ở mảng điện thoại và điện máy của Thế Giới Di Động phụ thuộc phần lớn vào bài toán giành thị phần.

Doanh thu điện máy trong tháng 5 tăng 15% nhờ hiệu ứng chi tiêu bù lại sau thời gian cách ly xã hội và mặt hàng máy lạnh bán chạy trong mùa nóng. Tuy vậy, BVSC dự báo hiệu ứng này sẽ giảm từ tháng 6 và doanh thu mảng này của Thế Giới Di Động sẽ chịu ảnh hưởng từ việc giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu.

 

 

Về dài hạn, tăng trưởng sẽ phụ thuộc phần lớn vào bài toán giành thị phần khi tăng trưởng toàn ngành bị hạn chế. Chiến lược mở rộng mạng lưới cửa hàng trong những năm qua đã đem lại hiệu quả rõ rệt về tăng trưởng thị phần. Tính tới cuối năm 2019, Thế Giới Di Động đã chiếm thị phần số 1 về cả mảng điện thoại và điện máy.

BVSC đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị phần vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào việc mở rộng mạng lưới cửa hàng do việc chuyển đổi kênh mua hàng từ offline sang online không dễ dàng với mặt hàng điện máy, bởi đặc trưng của những mặt hàng này có thông số kỹ thuật phức tạp, cần tư vấn trực tiếp. Thêm vào đó, là các yêu cầu các dịch vụ hậu mãi (lắp đặt, bảo hành) của khách hàng.

Ngoài ra ở giai đoạn hiện tại, Điện máy Xanh mở rộng đến các vùng xã, thị trấn, những khu vực mà người tiêu dùng chưa có thói quen mua sắm online. Do vậy việc tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng là tất yếu trong bài toán giành thị phần của Thế Giới Di Động.

Thị phần áp đảo đem lại lợi thế khi làm việc với nhà cung cấp
Theo nhận định của BVSC, thị phần lớn trong ngành giúp Thế Giới Di Động có lợi thế về đàm phán với các nhà cung cấp.

 

 

Thứ nhất, Thế Giới Di Động có khả năng đàm phán để độc quyền phân phối một số dòng sản phẩm của các hãng. Hiện tại Thế Giới Di Động phân phối độc quyền một số dòng sản phẩm Samsung (Galaxy S10 Lite. A51...), Oppo (A91), Xiaomi (Redmi Note 9S)...

Khi thị phần lớn hơn, BVSC cho rằng Thế Giới Di Động có khả năng đàm phán để phân phối độc quyền nhiều dòng sản phẩm hơn để thúc đẩy doanh thu.

Thứ 2, với thị phần áp đảo trong ngành hàng điện thoại và điện máy, mạng lưới của Thế Giới Di Động là kênh tiếp cận hiệu quả nhất cho các hãng mới muốn gia nhập thị trường. Việc đàm phán gia tăng chiết khấu đối với các hãng đã có thương hiệu là rất khó.

Trong khi đó, các hãng mới sẵn sàng chấp nhận mức chiết khấu cao hơn do đối với các hãng này, Điện máy Xanh đóng vai trò không chỉ là kênh bán lẻ mà còn như một đơn vị cung cấp dịch vụ mở rộng thị trường thông qua việc đồng quảng cáo hay giới thiệu sản phẩm. Đây là lý do khiến Điện máy Xanh có thể tiếp tục mở rộng được biên lợi nhuận.

Kỳ vọng hoà vốn ở Bách hoá Xanh
BVSC dự báo mặt bằng biên gộp của Bách hoá Xanh sẽ duy trì ở mức 24% trong thời gian còn lại của năm do sẽ không còn đột biến về tăng trưởng biên gộp trong mảng FMCG và tỉ lệ hàng hủy của hàng tươi sống có thể tăng nhẹ trong các tháng mùa mưa sắp tới. Về dài hạn, Bách hoá Xanh vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng biên gộp thông qua lợi thế về quy mô.

 

 

Trong tháng 3/2020, Bách hoá Xanh đã hoà vốn EBITDA ở cửa hàng và trung tâm phân phối (DC) khi doanh thu trung bình/cửa hàng đạt 1,6 tỉ đồng/tháng và biên gộp trên 21%. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu đạt điểm hoà vốn EBITDA vào cuối năm nay và điểm hoà vốn toàn bộ vào cuối năm 2021. Do vậy, các kế hoạch mở rộng được đặt ra thận trọng hơn với 800-900 cửa hàng trong năm nay và 500-600 cửa hàng trong năm 2021 và chỉ tập trung tại 24-25 tỉnh thành.

Theo đánh giá của BVSC, doanh thu mảng điện thoại và điện máy sẽ chịu ảnh hưởng trong quý II/2020 khi chịu tác động từ việc giảm thu nhập do COVID-19. Trong khi đó, khoản lỗ ở Bách hoá Xanh được dự báo có xu hướng tăng so với năm 2019.

Do vậy, BVSC dự báo Thế Giới Di Động có thể tăng trưởng âm trong năm 2020. Mặc dù vậy, công ty chứng khoán này dự báo Thế Giới Di Động sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021 với doanh thu và lãi sau thuế tăng trưởng lần lượt 24% và 42% khi tiêu dùng của người dân hồi phục trở lại. BVSC dự báo doanh thu và lãi sau thuế của Thế Giới Di Động đạt lần lượt hơn 114.400 tỉ đồng và hơn 3.400 tỉ đồng trong năm 2020.

Việt Hà

 

Thanh Hoá : Hai doanh nghiệp được tôn vinh ở phạm vi Quốc gia

THCL - Trong số các doanh nghiệp được tặng Giải Vàng chất lượng Quốc gia năm 2020 và Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có hai doanh nghiệp được tôn vinh.

3 năm trước

Hà Nội: Hà Nội tích cực cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh

THCL - Trong 2 năm (2018 và 2019), Thành phố Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 7,5 tỷ USD (năm 2018) và 8,669 tỷ USD (năm 2019). Tính đến nay, vốn đầu tư còn hiệu lực là 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 28,5 tỷ USD.

3 năm trước

Đồng Nai: LDG Group bị phạt 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng

THCL - Do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG - LDG Group có hành vi chiếm 401 thửa đất để sử dụng trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định,… nên UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt công ty này 540 triệu đồng, truy thu hơn 5,7 tỷ đồng,…

3 năm trước

Khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam

THCL - Ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin điện tử về FTA của Việt Nam (http://fta.moit.gov.vn/) để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội mà các Hiệp định mang lại, đặc biệt là các FTA thế hệ mới gồm CPTPP và EVFTA.

3 năm trước

EVN - EVNNPC ủng hộ 3 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non xã Mỹ Tân, tỉnh Thanh Hóa

THCL - Tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội bà Tòng Thị Phóng đã tham dự Lễ khởi công lớp học Trường Mầm non xã Mỹ Tân. Đây là công trình có sự tham gia đóng góp cuả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) với kinh phí 3 tỷ đồng.

3 năm trước

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái

THCL - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.

3 năm trước

Việt Nam là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới

THCL - Năm 2020, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới do Brand Finance xếp hạng. Nhờ thành tích chống dịch Covid-19, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất thế giới.

3 năm trước

OCOP – Lan tỏa chiến lược nâng cấp sản phẩm nông nghiệp địa phương

THCL - Tại Vĩnh Phúc, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đã giúp khai thác thế mạnh của mỗi địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản.

3 năm trước