Ngành thép: Minh bạch nguồn nguyên liệu

3 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành thép đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng thời minh bạch về nguyên liệu nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn mà thị trường nhập khẩu đặt ra, hạn chế vướng phải các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) không đáng có.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các cam kết từ hội nhập mặc dù mang lại những thuận lợi lớn nhưng kèm theo đó là những thách thức không nhỏ. Cụ thể, trong những năm vừa qua, ngành thép đã hứng chịu nhiều vụ kiện PVTM từ Mỹ và các nước ASEAN. Các vụ kiện phần lớn liên quan đến gian lận thương mại.

nganh thep minh bach nguon nguyen lieu

Doanh nghiệp ngành thép không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Điển hình, tháng 12/2019, Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã phát hiện một số sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng thép chất nền của Hàn Quốc hoặc Đài Loan vốn đã né thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá của Mỹ. Từ vụ việc trên, cơ quan này đã ban hành lệnh áp thuế lên tới 456% với một số sản phẩm thép từ Việt Nam xuất sang, sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan. Đây chỉ là một trong khá nhiều vụ kiện về PVTM mà ngành thép phải hứng chịu, khiến ngành này chịu nhiều tổn thất. Chính những vụ kiện này đã khiến thị phần xuất khẩu của thép Việt tại các thị trường nói trên ngày một giảm dần.

Trong khi đó, tại thị trường châu Âu, theo ông Trịnh Khôi Nguyên - Phó Chủ tịch VSA, không chỉ đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ, mà các sản phẩm nhập khẩu ngày càng bị “siết” nhằm bảo vệ sản xuất nội địa thông qua việc đưa ra những quy định PVTM. Đây chính là rào cản lớn nhất mà ngành thép phải vượt qua để có thể tận dụng lợi thế EVFTA mang lại.

Với kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm vào EU, ông Vũ Văn Thanh - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần (CP) Tập đoàn Hoa Sen - nhận định, khó khăn lớn nhất khi xuất khẩu vào EU là chất lượng sản phẩm, DN phải cải tiến công nghệ kỹ thuật mới đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Thêm vào đó, DN phải rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ, dịch vụ trước trong và sau bán hàng thật tốt mới có thể làm việc được với các đối tác EU.

Hiểu được vấn đề này, nhiều DN ngành thép đã có sự chuẩn bị kỹ về nguyên liệu, đầu vào sản xuất, kỹ thuật… để đáp ứng tiêu chuẩn EU và tránh những trường hợp bị kiện PVTM như đã từng xảy ra trước đây. Đơn cử, Tập đoàn Hoa Sen chú trọng nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để nâng chất lượng sản phẩm; nâng cấp hoạt động sản xuất cung ứng, giao hàng nhanh, đúng hạn đối với khách hàng châu Âu. Từ sự chuẩn bị của mình, cuối tháng 5 và nửa đầu tháng 6/2020, Hoa Sen đã hoàn tất xuất khẩu lô hàng 35.000 tấn tôn mạ đi châu Âu. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là lô hàng tôn lớn nhất của tập đoàn và Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu - đánh dấu một mốc son trong hoạt động xuất khẩu tôn mạ của các DN Việt Nam trong việc chủ động khai thác điều kiện thuận lợi từ EVFTA.

Cũng như Tập đoàn Hoa Sen, nhiều DN thép như Công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Thắng, Công ty CP Tôn Đông Á, Thép Nam Kim… nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001.2015, xuất khẩu sang châu Âu bền vững, lâu dài. Bởi lẽ, theo các DN, chỉ khi có sự chuẩn bị tốt mới có thể tận dụng được lợi thế từ EVFTA.

Ông Trịnh Khôi Nguyên - Phó Chủ tịch VSA:
Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội để gia tăng sản lượng xuất khẩu cho các DN thép vào thị trường đầy tiềm năng này.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước