Hệ thống Hỗ trợ giao dịch tích hợp thanh toán trực tuyến KeyPay nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020

3 năm trước Nguồn: Bộ Công Thương

Hệ thống Hỗ trợ giao dịch tích hợp thanh toán trực tuyến KeyPay là một trong bảy sản phẩm công nghệ được trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Hiện nền tảng KeyPay đã và đang hỗ trợ 27 đơn vị thuộc các bộ, ngành triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4.

Trong kỷ nguyên 4.0, xu hướng chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, với nhiệm vụ Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành, việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp và thúc đẩy chính phủ số vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Năm 2020 là năm thứ ba giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam được tổ chức để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị cho sự phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia. Ở hạng mục cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc, Keypay là một trong bảy sản phẩm nhà nước được trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020.

Hệ thống Hỗ trợ giao dịch tích hợp thanh toán trực tuyến KeyPay (KeyPay) do Bộ Công Thương triển khai từ năm 2014, thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương “Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, hạ tầng thanh toán đảm bảo hỗ trợ dịch vụ hành chính công”.

Đẩy mạnh Dịch vụ công trực tuyến là chủ trương của Chính phủ đang được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm và ứng dụng. Với nhiệm vụ trọng tâm: "Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, hạ tầng thanh toán đảm bảo hỗ trợ dịch vụ hành chính công", Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT) đã phối hợp triển khai với Công ty Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (NAPAS) xây dựng Nền tảng hỗ trợ giao dịch, thanh toán trực tuyến KeyPay (KeyPay).

Trong gần 7 năm qua, KeyPay đã và đang hỗ trợ 27 đơn vị gồm: Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tư pháp; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Sở giao thông vận tải Hà Nội triển khai dịch vụ hành chính công trực tuyến; giải quyết các khó khăn và rào cản trong ứng dụng triển khai thanh toán trực tuyến trong dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 như: quy trình thu phí dịch vụ công phải tuân thủ quy định của Bộ Tài Chính; đồng bộ các giải pháp, quy chuẩn khi thanh toán trực tuyến dịch vụ hành chính công; chia sẻ các kinh nghiệm triển khai các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4; tổ chức đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm về thanh toán trực tuyến. Tổng số hồ sơ KeyPay đã hỗ trợ thanh toán trực tuyến là gần 200.000 hồ sơ

KeyPay được xây dựng đảm bảo trên các tiêu chuẩn về an toàn, bảo mật, xây dựng các bộ quy trình giúp các đơn vị triển khai nhanh chóng, bố trí đảm bảo hệ thống hỗ trợ công dân và doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong việc thanh toán. Ngoài ra, trong quá trình triển khai, KeyPay cũng cập nhật đa dạng các kênh thanh toán như cổng thanh toán web, mobile; ứng dụng thanh toán trên di động, mã QR code, máy Smart POS...

Trong năm 2020, KeyPay đã triển khai tích hợp thành công với Cổng Dịch vụ công quốc gia - Văn phòng Chính phủ để cung cấp, hỗ trợ Bộ, Ngành, Địa phương giải pháp có thể triển khai trong thời gian ngắn, đảm bảo các tiêu chuẩn kết nối và an toàn an ninh thông tin. Với định hướng đơn giản hóa các kết nối của các Bộ, Ngành, Địa phương, giải pháp KeyPay FPI (Framework for Pulicservices Integration – phần mềm khung tích hợp thanh toán cho dịch vụ hành chính công trực tuyến) sẽ mang lại nhiều tiện ích hỗ trợ thanh toán cũng như tiện ích hỗ trợ nghiệp vụ xử lý thủ tục hành chính.

Ngày nay, chuyển đổi số được thúc đẩy nhờ vào các nền tảng, từ đó có thể phục vụ thị trường, người dùng và xã hội tốt hơn. Đối với các cơ quan nhà nước khi áp dụng chuyển đổi số trong dịch vụ hành chính công sẽ giúp giảm tải khối lượng công việc, góp phần công khai, minh bạch các thông tin liên quan, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính và thuận tiện hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước