Đề xuất chi 227 tỷ đồng mỗi năm để nạo vét sông Soài Rạp

3 năm trước Nguồn: Báo Vnexpress

TP HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chi mỗi năm 227 tỷ đồng trong 5 năm tới để nạo vét luồng Soài Rạp cho tàu tải trọng lớn ra vào cảng biển thành phố.

Đây là chi phí nạo vét luồng Soài Rạp mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2025 được Sở Giao thông Vận tải TP HCM tính toán và tham mưu UBND thành phố kiến nghị Trung ương chi hôm 20/10.

Theo số liệu của cơ quan chức năng, khối lượng sa bồi trung bình 5 năm qua của luồng Soài Rạp khoảng 2 triệu m3 mỗi năm. Vì vậy, việc nạo vét con sông này là cần thiết để duy trì cao độ đáy luồng -9 m đảm bảo cho tàu 30.000 - 50.000 tấn thuận lợi ra vào cảng biển TP HCM, các cảng trên sông Soài Rạp.

Luồng Soài Rạp nối TP HCM với Biển Đông. Ảnh: Sở GTVT TP HCM.

Theo Sở Giao thông Vận tải, nếu Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nạo vét thì sẽ thuận lợi vì cơ quan này đang là đơn vị quản lý tuyến hàng hải Soài Rạp.

Trường hợp nếu được giao làm, thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng giao UBND thành phố xây dựng quy trình làm cơ sở triển khai.

Hoàn thành giữa năm 2014, dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2) có tổng chiều dài 54 km được thực hiện trên diện tích 1.308 ha mặt nước sông ở TP HCM, Long An và Tiền Giang. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Bỉ và vốn đối ứng của TP HCM (624 tỷ đồng). Nhờ tuyến đường biển mới này, tàu thuyền lớn từ Biển Đông và từ Đồng bằng sông Cửu Long vào TP HCM được rút ngắn rất nhiều lộ trình.

Cuối năm 2015, UBND TP HCM từng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, vận động nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi đầu tư khác cho dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 3) với tổng số tiền 7.900 tỷ đồng (khoảng 380 triệu USD). Tuy nhiên, đề xuất này chưa được chấp thuận.

Theo tính toán, sản lượng hàng hóa thông qua luồng Soài Rạp đến năm 2025 khoảng 120-150 triệu tấn. Nguồn thu do luồng con sông này đem lại trong giai đoạn 2015-2025 ước chừng 580.000-720.400 tỷ đồng.

Sông Soài Rạp là một phân lưu của hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Sông đi qua 3 địa phương gồm TP HCM, Long An và Tiền Giang, bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè và xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (TP HCM) theo hướng Nam đổ ra Biển Đông tại cửa Soài Rạp.

Hữu Công

Công viên trước UBND TP HCM mang diện mạo mới

Hàng cây sứ ở Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBND thành phố được thay bằng nhiều loại hoa, mai tứ quý... tạo cảnh quan mới cho khu vực.

1 tháng trước

Đề xuất nâng cấp cao tốc qua Ninh Bình lên 4 làn xe hoàn chỉnh

Tỉnh Ninh Bình đề xuất mở rộng đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 14 km với 4 làn xe hạn chế thành 4 làn hoàn chỉnh, có làn dừng khẩn cấp.

1 tháng trước

Miền Bắc sẽ mưa lạnh dịp Tết Giáp Thìn

Ngày 27-28 tháng chạp, không khí lạnh sẽ tràn đến miền Bắc, mùng 1 Tết thêm đợt tăng cường khiến trời mưa lạnh, vùng đồng bằng dao động 14-23 độ C.

2 tháng trước

Sửa miễn phí hơn nghìn xe máy cho công nhân về Tết

TP HCMNhiều doanh nghiệp, nhà máy tổ chức sửa xe, thay nhớt, phụ tùng miễn phí để công nhân về Tết an toàn.

2 tháng trước

GS Võ Tòng Xuân: Miền Tây có thể sản xuất 4 vụ lúa một năm

GS Võ Tòng Xuân nêu các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với lợi thế nước ngọt quanh năm có thể làm 4 vụ lúa, song một số chuyên gia cho rằng tăng vụ ẩn chứa rủi ro.

2 tháng trước

Bến phà Gót ra đảo Cát Bà sẽ dừng hoạt động từ 1/3

UBND TP Hải Phòng vừa thống nhất dừng bến phà Gót chở khách từ đất liền ra đảo Cát Bà từ ngày 1/3 để thực hiện dự án khu công nghiệp cảng cửa ngõ quốc tế.

2 tháng trước

Khuyến cáo chủ xe đăng kiểm trước hạn

Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ phương tiện tận dụng thời điểm tháng hai và tháng ba đi đăng kiểm sớm trước thời hạn để tránh ùn tắc tại các thành phố lớn.

2 tháng trước

Đà Nẵng khánh thành 3 dự án giao thông gần 2.500 tỷ đồng

Ba dự án giao thông trọng điểm của thành phố đều nằm ở phía Tây, giúp kết nối hệ thống giao thông, cứu hộ cứu nạn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

2 tháng trước