Đầu tư hạ tầng logistics: Cần được quan tâm đúng mức

3 năm trước Nguồn: Báo Công Thương

Thời gian qua, dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển hiện nay rất lớn. Theo đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa giúp ngành logistics Việt Nam phát triển bền vững.

Ngành logistics: Tháo gỡ “điểm nút”, tạo “bước nhảy” về chất

Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề "Hạ tầng Logistics - Xu hướng và cơ hội" nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 diễn ra chiều ngày 26/11, tại Hà Nội, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Ngành logistics Việt Nam đã có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian qua. Với khối lượng hàng hóa sản xuất, lưu trữ trong nước cũng như lượng hàng hóa xuất khẩu lớn đòi hỏi cần có hạ tầng đủ lớn và hiện đại để xử lý được các nguồn hàng hóa mà không gây ách tắc, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

“Hạ tầng logistics hay bất động sản logistics là một chủ đề nóng, được quan tâm hiện nay. Các nhà đầu tư, nhà khai thác dịch vụ đều cần phải có hạ tầng để đẩy mạnh hoạt động logistics trong tương lai. Tuy nhiên, dù hạ tầng logistics ở Việt Nam đã hình thành, nhưng còn manh mún và chưa có một quy hoạch đồng bộ” - ông Trần Thanh Hải nói.

Đầu tư đồng bộ hạ tầng phát triển dịch vụ logistics

Chia sẻ cụ thể về thực trạng bất động sản logistics, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang - Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam - Công ty Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL) nhận định: Bất động sản logistics hiện có rất nhiều tiềm năng phát triển, bởi các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước đang có nhu cầu mở rộng thị phần ở Việt Nam. Do bất động sản logistics phục vụ cho lưu chuyển, lưu thông đồng thời phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu cao nên đây là một cơ hội lớn đối với ngành logistics.

Trong khi đó, hiện nay, nguồn cung bất động sản logistics hiện hữu không đủ đáp ứng cho các nhu cầu quá lớn, do diện tích sàn không đủ cung ứng, đồng thời, chất lượng của các cơ sở bất động sản phục vụ cho logistics hiện còn ở mức độ sơ khai. Mặt khác, các công ty vận chuyển ngày càng có yêu cầu cao hơn đối với bất động sản nhà kho để lưu trữ hàng hóa.

“Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với bất động sản logistics, bởi nhu cầu kho bãi lớn và các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy những tiềm năng, đang đầu tư mạnh mẽ vào thị phần này” - bà Bùi Nguyễn Huyền Trang đánh giá, đồng thời chia sẻ, đối với các doanh nghiệp trong nước cũng đang nỗ lực, cố gắng xây dựng quỹ đất để phát triển các vị trí nhà kho, đặc biệt xây dựng ở vị trí thuận lợi, có kết nối hạ tầng tốt, thuận lợi đi vào các thành phố trung tâm, cảng biển.

Nhận định trung tâm logistics được coi là yếu tố quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng logistics, ông Nguyễn Thái Hòa - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế cho rằng: Trung tâm logistics có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giữa cảng biển, cảng hàng không, các cửa khẩu quốc tế với vùng hàng hóa để phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Một trung tâm logistics bình thường sẽ có những chức năng gồm: Vận chuyển hàng hóa, lưu trữ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, xử lý hàng hóa bao gồm dán tem, dán nhãn, chia tách, gom hàng, làm thủ tục hải quan…

Trung tâm logistics có vai trò giúp cho nhà xuất nhập khẩu và những chủ hàng nội địa có thể luân chuyển hàng hóa một cách hiệu quả với giá thành thấp. “Hiện nay, chi phí về logistics chiếm khoảng 21% tổng GDP của Việt Nam. Do đó, việc phát triển các trung tâm logistics quy mô lớn sẽ giúp cắt giảm chi phí logistics” - ông Nguyễn Thái Hòa nói.

Cũng theo ông Nguyễn Thái Hòa: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030 với định hướng phát triển: Các trung tâm logistics hạng I, hạng II và chuyên dùng trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc thực thi những trung tâm logistics này chưa có những hướng dẫn cụ thể.

“Vì vậy, trong thời gian tới, rất mong Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ có những thông tư hướng dẫn chi tiết hơn, làm thế nào để chúng ta có các trung tâm logistics mang tính quốc gia” - ông Hòa đề xuất, đồng thời bày tỏ, mặc dù hiện nay có rất nhiều trung tâm logistics phát triển tại các địa phương nhưng với quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chia sẻ thêm về chính sách hỗ trợ để phát triển các trung tâm logistics, bà Phạm Thị Bích Huệ - Chủ tịch Cảng quốc tế Long An kiến nghị, việc phát triển các trung tâm logistics đòi hỏi thời gian xây dựng lâu dài và đầu tư lớn nên Chính phủ cần có các chính sách để kêu gọi và hỗ trợ đầu tư trung tâm logistics. Cụ thể như ưu đãi thuế, bảo lãnh khoản vay, bảo hiểm tín dụng, tài trợ lãi suất thấp... Bên cạnh đó, quy hoạch các trung tâm logistics đồng bộ, gắn với quy hoạch chung, với các mục tiêu phát triển của địa phương, khu vực, vùng miền, quốc gia...

Theo các chuyên gia, trung tâm logistics đã và đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và đảm bảo sức cạnh tranh của toàn bộ dịch vụ logistics. Do đó, các địa phương đã chủ động xây dựng và phê duyệt việc xây dựng các trung tâm logistics trên địa bàn theo quy hoạch cũng như vận dụng linh hoạt các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải…) và các địa phương rà soát, triển khai phát triển hạ tầng logistics theo các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược liên quan, trong đó chú trọng tới các trung tâm logistics; sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các loại hình hạ tầng thương mại có tính lan tỏa, có tác động đáng kể hỗ trợ sản xuất lưu thông...

Hoàn thành dự án nâng công suất TBA 220kV Phù Mỹ

Ngày 27/12, Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đóng điện dự án Lắp máy biến áp số 2 công suất 125MVA, trạm biến áp 220kV Phù Mỹ (Bình Định), hoàn thành toàn bộ dự án.

2 năm trước

EVNHCMC: Đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí minh (EVNHCMC) đã và đang triển khai các giải pháp đảm bảo điện phục vụ cho các khách hàng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

2 năm trước

Nghệ An: Sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng hơn 16%

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nghệ An vẫn đạt 81.750 tỷ đồng so với kế hoạch giao 79.271 tỷ đồng, vượt 103,12% kế hoạch (tăng 17,75%)…

2 năm trước

Đồng Nai: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Hiện Đồng Nai có 27 cụm công nghiệp đã quy hoạch với tổng diện tích gần 1,5 ngàn ha. Tỉnh đã có chương trình cụ thể về hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư.

2 năm trước

Nhiệt điện Thái Bình 2: Phấn đấu hòa lưới tổ máy số 1 vào 30/4/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chủ đầu tư ưu tiên tối đa nhân lực, vốn, thiết bị để đảm bảo có thể hoà lưới tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trước ngày 30/4/2022, rút ngắn thêm hơn 1 tháng.

2 năm trước

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.

2 năm trước

Sản xuất công nghiệp: Thích ứng trạng thái "bình thường mới"

Doanh nghiệp (DN) trong các ngành công nghiệp đã xây dựng kịch bản, chủ động thích ứng với trạng thái "bình thường mới", đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

2 năm trước

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao

Nhằm hoàn thiện Đề án phát triển “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” nhanh chóng đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 24/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao”.

2 năm trước