'Mua để giết' và lòng tham của 4 đại gia công nghệ Mỹ

4 năm trước Nguồn: Báo Việt Nam Net

Lý do bốn gã khổng lồ công nghệ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, "mua để giết".

 

Một trong những hành vi độc quyền mà cả 4 công ty bị cáo buộc là sao chép những gì các công ty khác đang làm. Cụ thể, Apple, Facebook, Google và Amazon bị cho là mua lại các công ty nhỏ như một cách để sở hữu các tính năng hấp dẫn; hoặc khiến các ứng dụng không thể xuất hiện trên nền tảng của các đối thủ cạnh tranh.

big four cong nghe dieu tran anh 1

Đây là lần đầu tiên cả 4 CEO công nghệ hàng đầu phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: Getty.

"Mua để giết"

Washington Post cho biết Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Mỹ về Chống độc quyền có những bằng chứng cụ thể cho luận điểm này, và sẽ đưa ra vào phiên điều trần ngày 29/7.

Theo Washington Post, bà Pramila Jayapal, một trong những thành viên hội đồng sẽ đưa ra tài liệu chứng minh chiến lược cạnh tranh "mua để giết" không lành mạnh của các ông lớn công nghệ.

“Chúng ta cần hành động nhanh chóng để tái khẳng định thẩm quyền trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của những công ty công nghệ này”, bà Jayapal cho biết.

Theo 9to5Mac, các hành vi "mua để giết" của những gã khổng lồ gây hại cho cả những doanh nghiệp nhỏ lẫn người dùng. Với các doanh nghiệp công nghệ nhỏ, những tính năng mà họ phát triển có thể nhanh chóng bị sao chép và tích hợp lên sản phẩm của mình.

big four cong nghe dieu tran anh 2

Apple được cho là sắp ra mắt Apple Tags, phụ kiện giúp nhanh chóng tìm các loại đồ đạc. Tile cho rằng ý tưởng này sao chép của họ. Ảnh: MacRumors.

Các công ty công nghệ có thể làm điều này với cả phần cứng cũng như phần mềm. Ví dụ: Apple dự kiến ​​sẽ ra mắt Air Tags, được sao chép và cải thiện chức năng của startup Tile. Tile đã phàn nàn về hành vi này, sau đó Apple tuyên bố thay đổi trong iOS 14 để tạo ra một chức năng của riêng mình.

Người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi nếu như mất các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng ưa thích của họ sau khi chúng bị mua lại. Ví dụ, Apple đã đóng ứng dụng Dark Sky trên nền tảng Android sau khi mua lại công ty phát triển.

“Đây là thời điểm quan trọng để các công ty thể hiện những gì họ đang làm là ủng hộ sự đổi mới và ủng hộ người tiêu dùng”, ông Robert Atkinson, chủ tịch Quỹ Sáng tạo và Công nghệ Thông tin cho biết.

“Nếu họ không làm tốt điều đó, từ giờ sẽ ngành công nghiệp công nghệ thông tin sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”, ông Atkinson nói thêm.

Bloomberg Law lưu ý rằng việc mua lại các công ty nhỏ của những gã khổng lồ công nghệ như Apple đã tăng lên trong năm nay.

Theo dữ liệu của Bloomberg, số công ty nhỏ bị 5 ông lớn bao gồm Amazon, Apple, Google, Facebook, và Microsoft mua lại tính đến tháng 6 đã đạt 27 công ty, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể năm 2015.

 

Hành vi mua bán ồ ạt này càng làm tăng khả năng các công ty sẽ bị giám sát về độc quyền. Việc đẩy nhanh các thỏa thuận mua bán là bằng chứng cho các nhà kinh tế, luật sư và nhà lập pháp thấy rằng những gã khổng lồ công nghệ, với tiền mặt đầy túi có đòn bẩy so với các đối thủ hiện tại và tăng thị phần.

Một mối lo ngại lớn hơn nữa là các công ty công nghệ có khả năng bóp nghẹt sự cạnh tranh bằng cách mua lại các đối thủ tiềm năng. Sau cùng, những gã khổng lồ này luôn có được lợi thế.

Còn nhiều câu hỏi khó cho "Big Four"

Bên cạnh hành vi mua lại các công ty nhỏ, nhóm đại gia công nghệ "Big Four" sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hóc búa khác.

Cụ thể, Apple sẽ phải trả lời những câu hỏi xung quanh tới sự độc quyền quản lý App Store và thu phí tới 30% đối với các nhà sản xuất ứng dụng.

CEO của Amazon sẽ phải đối mặt với những câu hỏi lớn về việc ra mắt những sản phẩm riêng mang thương hiệu Amazon và tự do phát hành trên trang thương mại điện tử của họ. Ngoài ra, Bezos cũng sẽ phải trả lời về cáo buộc sử dụng dữ liệu người dùng và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp nhỏ ở châu Âu.

big four cong nghe dieu tran anh 3

Với lợi thế quá lớn, các gã khổng lồ công nghệ có thể dễ dàng "đè bẹp" các đối thủ cạnh tranh nhỏ bé. Ảnh: WSJ.

Trong khi đó, Facebook và Google sẽ phải trình bày về cách họ phân phối nội dung thù địch, sai sự thật và các chính sách về dữ liệu người dùng. 2 công ty này cũng phải đưa ra câu trả lời thỏa đáng về việc độc quyền phân phối quảng cáo, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các công ty sản xuất nội dung khác.

Sự xuất hiện cùng lúc của 4 CEO từ các công ty công nghệ hàng đầu có thể thu hút rất nhiều sự chú ý từ truyền thông. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của buổi điều trần.

"Họ là những người đứng đầu mỗi tổ chức, họ đã được đào tạo để nói những thứ nên nói. Các nhà lập pháp sẽ khó khăn trong việc tổng kết ra một quy định chung vì đây là 4 công ty rất khác nhau nên tác động về sự độc quyền cũng rất khác", Gansler nhận định.

Phiên điều trần các gã khổng lồ công nghệ sẽ diễn ra vào rạng sáng 30/7 theo giờ Việt Nam.

Theo Zing

Signify ra mắt máy khử trùng không khí chuyên dụng AGU G2 cho nơi làm việc

Tập đoàn Signify vừa giới thiệu ra thị trường thiết bị Philips UV-C khử trùng không khí chuyên dụng ADU G2 nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động khử trùng không khí tại nơi làm việc để tạo môi trường trong lành, an toàn sức khỏe cho nhân viên và khách hàng của mình.

3 năm trước

Novaon hợp tác chiến lược với UiPath - nền tảng tự động hóa quy trình (RPA) số 1 thế giới

Ngày 30/11/2021 tại Hà Nội, Tập đoàn Novaon chính thức công bố hợp tác chiến lược với UiPath - nền tảng RPA số một thế giới nhằm đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số.

3 năm trước

Microchip ra mắt bộ điều khiển màn hình cảm ứng đa năng

Trong bối cảnh thị trường ô tô tiếp tục đòi hỏi những màn hình cảm ứng lớn hơn với kích thước và hình dạng linh hoạt hơn, Microchip Technology Inc. đã ra mắt bộ điều khiển màn hình cảm ứng maXTouch mới, cho phép các nhà thiết kế ô tô đáp ứng yêu cầu đa dạng và độc đáo về các tỷ lệ khung hình khác nhau dành cho màn hình cảm ứng trên ô tô.

3 năm trước

7 lý do bạn nên đầu tư vào một robot cộng tác

Là sự rút gọn của các từ “collaborative” (cộng tác) và “robot”, cobot là một rô bốt được thiết kế đặc biệt để làm việc cùng với con người, trái ngược hoàn toàn với các rô bốt công nghiệp cố định truyền thống hoạt động riêng lẻ và tách biệt khỏi sự tiếp xúc của con người.

3 năm trước

Microchip bổ sung công cụ phát triển cho các ứng dụng xử lý hình ảnh nhúng thông minh

Ngày 24/11/2021, Microchip Technology đã ra mắt công cụ phát triển thứ hai trong sáng kiến hình ảnh nhúng thông minh (Smart Embedded Vision) dành cho các nhà thiết kế đang sử dụng giải pháp hệ thống trên một chip (System on Chip - SoC) FPGA PolarFire RISC-V.

3 năm trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến hàng hóa tại sàn giao dịch công nghệ

Từ ngày 25 - 27 /11/2021 tại Hà Nội sẽ diễn ra lễ khai trương Sàn giao dịch thông tin công nghệ, thiết bị và khai trương trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

3 năm trước

Panasonic ra mắt dòng điều hòa tích hợp công nghệ mới, chủ động phòng ngừa Covid-19

Panasonic vừa ra mắt dòng điều hòa tích hợp công nghệ Nanoe™ X thế hệ II tăng cường lọc sạch không khí, ức chế virus, vi khuẩn, chủ động phòng ngừa Covid-19.

3 năm trước

GIGABYTE ra mắt bo mạch chủ Z690 AORUS

Công ty TNHH Công nghệ GIGABYTE - nhà sản xuất bo mạch chủ, card đồ họa và giải pháp phần cứng hàng đầu thế giới đã trình làng bo mạch chủ chơi game Z690 AORUS hỗ trợ hoàn hảo cho bộ vi xử lý Intel® Core™ thế hệ 12 mới nhất.

3 năm trước